Tổ chức không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trước khi thi công công trình thì bị xử phạt thế nào?
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa trong những trường hợp nào?
- Tổ chức không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trước khi thi công công trình thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội không?
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 về hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa như sau:
Hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa công bố cụ thể thời gian, vị trí và mức độ hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa trong các trường hợp sau đây:
a) Có vật chướng ngại đột xuất gây cản trở giao thông trên luồng;
b) Phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về thi công công trình, hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thuỷ nội địa.
...
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 21 nêu trên.
Trong đó có trường hợp có vật chướng ngại đột xuất gây cản trở giao thông trên luồng; hoặc phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
Giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Tổ chức không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trước khi thi công công trình thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện, công trình vượt qua luồng trên không, dưới đáy luồng và các công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa như sau:
Vi phạm quy định về xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện, công trình vượt qua luồng trên không, dưới đáy luồng và các công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa (trừ việc thi công, xây dựng công trình khẩn cấp để đảm bảo an toàn đê điều, phòng chống thiên tai)
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông trước khi thi công công trình theo quy định;
...
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, tổ chức không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trước khi thi công công trình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội không?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
...
Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, tổ chức không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trước khi thi công công trình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 40.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?