Tổ chức khai thác nước dưới đất có phải thực hiện việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng không?
- Tổ chức khai thác nước dưới đất có phải thực hiện việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng không?
- Việc khoan khai thác nước dưới đất có phải do tổ chức có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện không?
- Việc phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được thực hiện như thế nào?
Tổ chức khai thác nước dưới đất có phải thực hiện việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 31 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Bảo vệ nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng hoặc không có kế hoạch tiếp tục sử dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Khoan, đào giếng để điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất;
b) Khoan khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm;
c) Khoan thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí và các dự án khác.
2. Tổ chức, cá nhân phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các trường hợp sau đây:
a) Thiết kế, thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất;
b) Khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí;
c) Bơm hút nước tháo khô mỏ, tháo khô hố móng xây dựng gây hạ thấp mực nước dưới đất và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác.
...
Như vậy, trường hợp tổ chức khoan, đào giếng để khai thác nước dưới đất cần phải thực hiện việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng hoặc không có kế hoạch tiếp tục sử dụng.
Tổ chức khai thác nước dưới đất có phải thực hiện việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng không? (Hình từ Internet)
Việc khoan khai thác nước dưới đất có phải do tổ chức có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Bảo vệ nước dưới đất
...
3. Việc khoan điều tra, khảo sát, thăm dò và khoan khai thác nước dưới đất phải do tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện.
4. Căn cứ kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc khoanh định, công bố, điều chỉnh danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; quyết định đưa ra khỏi danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất khi nguồn nước dưới đất đã phục hồi.
5. Việc xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan và được xem xét, khoanh định tại các khu vực sau đây:
a) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất;
b) Khu vực đã xảy ra sụt, lún đất hoặc có nguy cơ sụt, lún đất;
c) Khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn.
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế khai thác nước dưới đất thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện nhưng không vượt quá lưu lượng nước khai thác đã được cấp phép.
...
Như vậy, việc khoan khai thác nước dưới đất phải do tổ chức có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện.
Việc phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về việc phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được thực hiện như sau:
- Lập danh mục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần phục hồi;
- Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; ưu tiên phục hồi các dòng sông, đoạn sông cạn kiệt, không có dòng chảy, ô nhiễm nghiêm trọng trong danh mục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần phục hồi; bố trí nguồn lực thực hiện;
- Điều chỉnh chế độ vận hành, bổ sung, nâng cấp các công trình điều tiết, tích trữ nước, xây dựng các đập, hồ chứa, trạm bơm, công trình dẫn nước, nạo vét nhằm dâng nước, tiếp nước, khôi phục dòng chảy, cải thiện, nâng cao khả năng lưu thông của dòng chảy, số lượng, chất lượng nguồn nước, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; xử lý ô nhiễm môi trường; xử lý, kiểm soát nước thải; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước.
Ngoài ra, căn cứ vào quy hoạch về tài nguyên nước được phê duyệt, mức độ, phạm vi suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước trên các lưu vực sông, yêu cầu khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập danh mục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần phục hồi.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?