Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm những loại hình tổ chức nào? Có những quyền hạn và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm những loại hình tổ chức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại được hiêu là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.
Theo Điều 18 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức hòa giải thương mại như sau:
Tổ chức hòa giải thương mại
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:
1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
2. Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Theo đó, tổ chức hòa giải thương mại bao gồm hai loại hình tổ chức như sau:
- Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
- Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Tổ chức hòa giải thương mại (Hình từ Internet)
Tổ chức hòa giải thương mại có những quyền hạn gì?
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại
1. Tổ chức hòa giải thương mại có các quyền sau đây:
a) Thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên thương mại;
c) Thu thù lao và các khoản thu hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại;
d) Xây dựng tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại và quy trình xét chọn, lập danh sách, xóa tên hòa giải viên thương mại trong danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình;
đ) Chỉ định hòa giải viên thương mại theo yêu cầu của các bên;
e) Các quyền khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, tổ chức hòa giải thương mại có những quyền hạn như sau:
- Thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên thương mại;
- Thu thù lao và các khoản thu hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại;
- Xây dựng tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại và quy trình xét chọn, lập danh sách, xóa tên hòa giải viên thương mại trong danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình;
- Chỉ định hòa giải viên thương mại theo yêu cầu của các bên;
- Các quyền khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Tổ chức hòa giải thương mại có những nghĩa vụ gì?
Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại
...
2. Tổ chức hòa giải thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập, công bố danh sách hòa giải viên thương mại, gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài có hiệu lực hoặc kể từ ngày có thay đổi về danh sách hòa giải viên thương mại.
b) Trả thù lao và các chi phí khác cho hòa giải viên thương mại;
c) Ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại;
d) Xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải;
đ) Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hoạt động về tổ chức, hoạt động định kỳ hằng năm và khi có yêu cầu;
e) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ chức hòa giải thương mại có những nghĩa vụ sau đây:
- Lập, công bố danh sách hòa giải viên thương mại, gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài có hiệu lực hoặc kể từ ngày có thay đổi về danh sách hòa giải viên thương mại.
- Trả thù lao và các chi phí khác cho hòa giải viên thương mại;
- Ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại;
- Xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải;
- Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hoạt động về tổ chức, hoạt động định kỳ hằng năm và khi có yêu cầu;
- Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chế bầu cử trong Đảng 190 thế nào? Quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất hiện nay đang áp dụng?
- Trọn bộ 11 Phụ lục Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 về quản lý hoạt động xây dựng file word?
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Viết bài văn giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia từ ngày 1/7/2025 theo Luật Dữ liệu 2024 quy định như thế nào?
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?