Tổ chức hành nghề xử lý vật thể kiểm dịch thực vật có những quyền gì? Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm gì?
Tổ chức hành nghề xử lý vật thể kiểm dịch thực vật có những quyền gì?
Tại Điều 42 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như sau:
- Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có quyền sau đây:
+ Ký kết và thực hiện hợp đồng với chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật;
+ Cấp chứng nhận đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã được xử lý;
+ Đề xuất biện pháp kỹ thuật để xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
+ Khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có nghĩa vụ sau đây:
+ Chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và duy trì các điều kiện quy định tại Điều 37 của Luật này trong quá trình hoạt động;
+ Chỉ được thực hiện dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đúng quy định trong Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
+ Thực hiện việc xử lý theo chỉ định và chịu sự giám sát của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong trường hợp phải xử lý vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ;
+ Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xử lý và sức khỏe cộng đồng;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
+ Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 44 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong hoạt động kiểm dịch thực vật như sau:
- Kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu.
- Kiểm dịch thực vật nội địa.
- Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.
- Giám sát vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và chuyển vào kho ngoại quan.
- Quyết định biện pháp xử lý; giám sát, xác nhận việc thực hiện biện pháp xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu.
- Quản lý các hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp kiểm dịch thực vật.
- Tổ chức xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vô chủ, không rõ nguồn gốc từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Chỉ định tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật để xử lý trong trường hợp phải xử lý vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ; yêu cầu chủ vật thể thực hiện và chịu chi phí.
- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu để thực hiện việc kiểm dịch tại nước xuất khẩu hoặc các yêu cầu kiểm dịch theo quy định của nước nhập khẩu tại Việt Nam.
- Cung cấp thông tin về kiểm dịch thực vật cho các nước có liên quan khi được yêu cầu.
Giấy chứng nhận hành nghề kiểm dịch thực vật bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như sau:
- Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
+ Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
+ Tổ chức hành nghề vi phạm pháp luật mà bị xử phạt vi phạm hành chính từ 03 lần trong một năm hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 03 lần liên tiếp về một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
+ Tổ chức hành nghề có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?