Tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm những tổ chức nào?
Tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm những tổ chức nào?
Tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Châu Âu.
2. Vụ Châu Mỹ.
3. Vụ Đông Bắc Á.
4. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.
5. Vụ Trung Đông - Châu Phi.
6. Vụ Chính sách đối ngoại.
7. Vụ Tổng hợp kinh tế.
8. Vụ ASEAN.
9. Vụ các Tổ chức quốc tế.
10. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.
11. Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.
12. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.
13. Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.
14. Vụ Thông tin Báo chí.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Văn phòng Bộ.
17. Thanh tra Bộ.
18. Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.
19. Cục Lãnh sự.
20. Cục Lễ tân Nhà nước.
21. Cục Ngoại vụ.
22. Cục Quản trị Tài vụ.
23. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Ủy ban Biên giới quốc gia.
25. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
26. Học viện Ngoại giao.
27. Báo Thế giới và Việt Nam.
28. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 27 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
...
Theo đó, tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
- Vụ Châu Âu.
- Vụ Châu Mỹ.
- Vụ Đông Bắc Á.
- Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.
- Vụ Trung Đông - Châu Phi.
- Vụ Chính sách đối ngoại.
- Vụ Tổng hợp kinh tế.
- Vụ ASEAN.
- Vụ các Tổ chức quốc tế.
- Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.
- Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.
- Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.
- Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.
- Vụ Thông tin Báo chí.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Văn phòng Bộ.
- Thanh tra Bộ.
- Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.
- Cục Lãnh sự.
- Cục Lễ tân Nhà nước.
- Cục Ngoại vụ.
- Cục Quản trị Tài vụ.
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ủy ban Biên giới quốc gia.
- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước (Hình từ Internet)
Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế của Bộ Ngoại giao về nhiệm vụ và quyền hạn theo khoản 23 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
- Kiểm tra đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan trước khi trình Chính phủ, cho ý kiến thỏa thuận quốc tế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan khác theo quy định;
- Chủ trì tham mưu, nghiên cứu, đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì hoặc phối hợp rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng của điều ước quốc tế, phối hợp với bên nước ngoài tổ chức lễ ký điều ước quốc tế trong chuyến thăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Góp ý, đánh giá tính tương thích của các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thuộc cơ quan nào? Chức năng của Bộ Ngoại giao là gì?
Theo Điều 1 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ. Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm:
- Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?