Tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh như thế nào? Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh?

Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh. Tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh như thế nào? Quyền của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh như thế nào?

Tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh như thế nào?

Theo Điều 17 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:

- Sở giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch cho chứng khoán phái sinh quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.

- Sở giao dịch chứng khoán chịu trách nhiệm tổ chức, vận hành hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định này, các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán.

- Sở giao dịch chứng khoán có thể tạm ngừng giao dịch một, một số hoặc toàn bộ chứng khoán phái sinh trên thị trường sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận khi xảy ra các trường hợp sau:

+ Không thể xác định được giá trị của tài sản cơ sở do thị trường cơ sở ngừng giao dịch, tài sản cơ sở bị tạm ngừng giao dịch trong vòng 03 ngày làm việc;

+Xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, thanh toán chứng khoán;

+ Theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán.

Tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh như thế nào? Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh?

Quyền của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh

Theo Điều 18 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Thiết kế sản phẩm, niêm yết, tổ chức giao dịch cho chứng khoán phái sinh niêm yết và ban hành các quy chế nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

- Chấp thuận đăng ký, từ chối đăng ký, đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường.

- Trường hợp thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên không thể thực hiện được thỏa thuận, xác lập thành viên giao dịch thay thế, Sở giao dịch chứng khoán có quyền chỉ định thành viên giao dịch thay thế để tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên.

- Yêu cầu Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin cần thiết nhằm thực hiện công tác giám sát và tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 46 Luật Chứng khoán và quy định của pháp luật liên quan.

Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh

Tại Điều 19 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:

- Bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh; tổ chức hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh, giám sát và công bố thông tin về giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện đăng ký làm thành viên, việc tuân thủ quy chế của Sở giao dịch chứng khoán và quy định của pháp luật liên quan của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về hoạt động thị trường, hoạt động của các thành viên cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định hoặc khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện vi phạm.

- Phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phải sinh an toàn, hiệu quả theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan khác.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 46 Luật Chứng khoán và quy định của pháp luật liên quan.

Giao dịch chứng khoán phái sinh như thế nào?

Theo Điều 20 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:

- Giao dịch chứng khoán phái sinh niêm yết quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định này được thực hiện thông qua các thành viên giao dịch và Sở giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh niêm yết theo phương thức giao dịch khớp lệnh và phương thức giao dịch thỏa thuận.

- Giao dịch chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch và phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. Sau khi giao kết, thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh.

Các biện pháp ổn định thị trường theo quy định pháp luật

Theo Điều 21 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Sở giao dịch chứng khoán áp dụng một hoặc một số biện pháp dưới đây để ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán:

+ Thay đổi số phiên giao dịch, thời gian giao dịch;

+ Áp dụng, điều chỉnh giới hạn lệnh;

+ Áp dụng biên độ dao động giá, ngắt mạch thị trường;

+ Hạn chế mở vị thế mới;

+ Dừng hoặc hủy bỏ các lệnh giao dịch.

- Sở giao dịch chứng khoán được tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Giao dịch chứng khoán phái sinh
Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hết năm 2025, có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ đô la Mỹ?
Pháp luật
Chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định thế nào? Có thể chọn chứng khoán làm công việc chính để làm không?
Pháp luật
Công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh không đạt đủ tỷ lệ vốn khả dụng trong 12 tháng liên tiếp có bị chấm dứt hoạt động không?
Pháp luật
Tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh như thế nào? Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh?
Pháp luật
Việc tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định ra sao?
Pháp luật
Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh là gì? Thành viên giao dịch đặc biệt vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bị đình chỉ hoạt động?
Pháp luật
Công ty cổ phần chưa được cho phép huy động vốn qua thị trường chứng khoán thì có thể dùng cách nào để tiếp nhận vốn của nhà đầu tư?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch chứng khoán phái sinh
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,289 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch chứng khoán phái sinh Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch chứng khoán phái sinh Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào