Tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không cần đảm bảo quản lý rủi ro an toàn cụ thể ra sao? Yêu cầu cụ thể về đảm bảo an toàn của tổ chức này như thế nào?
Tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không cần đảm bảo quản lý rủi ro an toàn cụ thể ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Yêu cầu cụ thể về quản lý rủi ro an toàn
1. Nhận dạng mối nguy
a) Tổ chức phải xây dựng và duy trì cách thức, quá trình để nhận dạng các mối nguy liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ hàng không của mình;
b) Nhận dạng mối nguy phải dựa trên việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và dự đoán từ việc thu thập dữ liệu an toàn.
2. Đánh giá và giảm thiểu rủi ro an toàn
Tổ chức phải xây dựng quy trình và duy trì quá trình đảm bảo phân tích, đánh giá và kiểm soát các rủi ro an toàn liên quan tới các mối nguy được nhận dạng.
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không cần đảm bảo quản lý rủi ro an toàn cụ thể:
- Nhận dạng mối nguy
+ Tổ chức phải xây dựng và duy trì cách thức, quá trình để nhận dạng các mối nguy liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ hàng không của mình;
+ Nhận dạng mối nguy phải dựa trên việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và dự đoán từ việc thu thập dữ liệu an toàn.
- Đánh giá và giảm thiểu rủi ro an toàn
Tổ chức phải xây dựng quy trình và duy trì quá trình đảm bảo phân tích, đánh giá và kiểm soát các rủi ro an toàn liên quan tới các mối nguy được nhận dạng.
Dịch vụ hàng không (Hình từ Internet)
Yêu cầu cụ thể về đảm bảo an toàn của tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Yêu cầu cụ thể về đảm bảo an toàn
1. Giám sát và đo lường thực hiện an toàn
a) Tổ chức phải xây dựng và duy trì các biện pháp kiểm tra, xác nhận việc thực hiện an toàn của tổ chức và để xác nhận hiệu quả của các biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn;
b) Tổ chức phải kiểm tra, xác nhận việc thực hiện an toàn của tổ chức bằng việc đối chiếu với các chỉ số an toàn và chỉ tiêu an toàn của hệ thống quản lý an toàn nhằm hỗ trợ đạt được mục tiêu an toàn của tổ chức.
2. Quản lý sự thay đổi
Tổ chức phải xây dựng và duy trì quy trình để nhận dạng những thay đổi có thể ảnh hưởng tới mức độ rủi ro an toàn liên quan tới các sản phẩm và dịch vụ hàng không của mình để nhận dạng và quản lý các rủi ro an toàn có thể phát sinh từ những sự thay đổi đó.
3. Cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn
Tổ chức phải giám sát và đánh giá hiệu quả các quá trình của hệ thống quản lý an toàn nhằm duy trì và cải tiến liên tục tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn.
Như vậy, cụ thể về việc đảm bảo an toàn của tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không sẽ cần phải thực hiện theo quy định nêu trên.
Tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không cần phải huấn luyện và đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Yêu cầu cụ thể về thúc đẩy an toàn
1. Huấn luyện và đào tạo
a) Tổ chức phải xây dựng và duy trì chương trình huấn luyện an toàn để đảm bảo toàn thể nhân viên được huấn luyện và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn;
b) Phạm vi của chương trình huấn luyện an toàn phải phù hợp với từng cá nhân tham gia vào hệ thống quản lý an toàn.
2. Tổ chức phải xây dựng và duy trì phương thức tuyên truyền, phổ biến an toàn để:
a) Đảm bảo toàn bộ nhân viên nhận thức được hệ thống quản lý an toàn tương ứng với vị trí công việc của họ;
b) Truyền tải thông tin an toàn quan trọng;
c) Giải thích về những hành động được thực hiện để nâng cao an toàn;
d) Giải thích việc xây dựng và sửa đổi các quy trình an toàn.
Theo đó, để thúc đẩy an toàn tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
- Huấn luyện và đào tạo
+ Tổ chức phải xây dựng và duy trì chương trình huấn luyện an toàn để đảm bảo toàn thể nhân viên được huấn luyện và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn;
+ Phạm vi của chương trình huấn luyện an toàn phải phù hợp với từng cá nhân tham gia vào hệ thống quản lý an toàn.
- Tổ chức phải xây dựng và duy trì phương thức tuyên truyền, phổ biến an toàn để:
+ Đảm bảo toàn bộ nhân viên nhận thức được hệ thống quản lý an toàn tương ứng với vị trí công việc của họ;
+ Truyền tải thông tin an toàn quan trọng;
+ Giải thích về những hành động được thực hiện để nâng cao an toàn;
+ Giải thích việc xây dựng và sửa đổi các quy trình an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?