Tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không thực hiện được khi nào?
- Hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến phải có các chức năng tối thiểu nào?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không thực hiện được khi nào?
- Thông báo đấu giá hàng hóa được thực hiện tại website đấu giá trực tuyến phải bao gồm những nội dung nào?
Hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến phải có các chức năng tối thiểu nào?
Theo quy định tại Điều 45 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về yêu cầu về hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến:
Theo đó, hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến phải có các chức năng tối thiểu sau:
- Ghi nhận và lưu trữ mọi mức giá được trả trong một cuộc đấu giá;
- Sau thời điểm bắt đầu một cuộc đấu giá, cứ 30 (ba mươi) giây một lần hiển thị trên website mức giá cao nhất được ghi nhận và người trả mức giá đó để mọi bên tham gia cuộc đấu giá có thể xem được.
Lưu ý: trường hợp hệ thống không cho phép người tham gia đấu giá rút lại giá đã trả, hệ thống phải có thông báo rõ ràng đối với người tham gia đấu giá về việc này ngay trước thời điểm đấu giá.
Thông báo phải nêu cụ thể trách nhiệm của người tham gia đấu giá trong trường hợp trả giá nhưng không mua hàng.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến là thương nhân, tổ chức thiết lập website đấu giá trực tuyến để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
Tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không thực hiện được khi nào?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 46 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không thực hiện được khi:
- Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không bắt đầu được vào thời điểm người bán dự định tổ chức đấu giá, người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hoàn trả cho người bán mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức đấu giá mà người bán đã thanh toán cho người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến;
- Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến người tham gia đấu giá không tiếp tục trả giá được sau khi cuộc đấu giá bắt đầu, thì người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hủy kết quả đấu giá và cho phép người bán tổ chức đấu giá lại, đồng thời chịu mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức đấu giá lại này.
Ngoài ra, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến còn phải có những trách nhiệm như sau:
- Đăng ký website đấu giá trực tuyến theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Ấn định phương thức và trình tự đấu giá trực tuyến.
- Xây dựng hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến để người bán hàng có thể tổ chức đấu giá theo phương thức và trình tự đã ấn định.
- Cung cấp công cụ trực tuyến để người bán hàng có thể thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá.
- Cung cấp công cụ trực tuyến để người bán hàng có thể đăng tải hình ảnh về hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
- Cung cấp cho người bán hàng thông tin về diễn biến cuộc đấu giá mà người bán hàng tổ chức khi có yêu cầu.
- Lập thông báo kết quả đấu giá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan theo quy định tại Điều 51 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không thực hiện được khi nào? (Hình từ Internet)
Thông báo đấu giá hàng hóa được thực hiện tại website đấu giá trực tuyến phải bao gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì thông báo đấu giá hàng hóa được thực hiện tại website đấu giá trực tuyến và phải bao gồm các nội dung sau:
- Thời gian bắt đầu tiến hành đấu giá.
- Thời gian kết thúc đấu giá.
- Thông tin liên hệ của người bán.
- Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa.
- Giá khởi điểm.
- Mức giá chấp nhận bán, nếu có.
- Thời hạn và phương thức thanh toán.
- Thời hạn và phương thức giao hàng cho người mua sau khi đấu giá kết thúc.
- Trường hợp đối tượng đấu giá là hàng hóa phải đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật, thông báo đấu giá hàng hóa phải bao gồm thêm các nội dung sau:
+ Thời gian và địa điểm trưng bày hàng hóa;
+ Thời gian và địa điểm tham khảo hồ sơ hàng hóa;
+ Thời gian và địa điểm đăng ký mua hàng hóa;
+ Thời gian và cách thức tiến hành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?