Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý những nội dung gì trong việc xây dựng Đảng? Phương pháp góp ý?
Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý những nội dung gì trong việc xây dựng Đảng?
Nội dung góp ý trong việc xây dựng Đảng được quy định tại Điều 6 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
Nội dung
1. Góp ý với tổ chức đảng:
a) Dự thảo nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định, kết luận... (sau đây gọi chung là quy định) của Đảng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng trước mỗi kỳ đại hội.
b) Việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đảng, cấp ủy, tổ chức đảng.
c) Mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên với CNVCLĐ.
2. Góp ý với đảng viên:
a) Thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; mối quan hệ giữa đảng viên với CNVCLĐ.
Như vậy, theo quy định, trong việc xây dựng Đảng, Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý những nội dung sau đây:
(1) Góp ý với tổ chức đảng:
- Dự thảo nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định, kết luận... của Đảng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng trước mỗi kỳ đại hội.
- Việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đảng, cấp ủy, tổ chức đảng.
- Mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên với công nhân, viên chức, lao động.
(2) Góp ý với đảng viên:
- Thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; mối quan hệ giữa đảng viên với công nhân, viên chức, lao động.
Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý những nội dung gì trong việc xây dựng Đảng? (Hình từ Internet)
Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng đối với những đối tượng nào?
Đối tượng góp ý được quy định tại Điều 5 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
Đối tượng góp ý
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban đảng Trung ương; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
2. Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy các cấp; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cơ quan đảng ở các cấp; chi ủy, chi bộ.
3. Cán bộ, đảng viên.
Như vậy, theo quy định, tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng đối với các đối tượng sau đây:
(1) Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban đảng Trung ương;
Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
(2) Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy các cấp;
Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy;
Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cơ quan đảng ở các cấp;
Chi ủy, chi bộ.
(3) Cán bộ, đảng viên.
Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng thông qua những phương pháp nào?
Phương pháp góp ý xây dựng Đảng được quy định tại Điều 7 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
Phương pháp góp ý
1. Góp ý định kỳ
a) Các cấp công đoàn góp ý bằng văn bản mỗi năm một lần trước khi kiểm điểm cấp ủy, tổ chức đảng và trước khi kết thúc nhiệm kỳ của cấp ủy cùng cấp.
b) Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở địa phương với đoàn viên, CNVCLĐ mỗi năm một lần.
2. Góp ý thường xuyên
a) Thông qua hòm thư góp ý xây dựng Đảng được đặt công khai tại trụ sở các cơ quan công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức Đảng các cấp.
b) Thư góp ý gửi đến các cơ quan công đoàn hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan, tổ chức đảng.
c) Thông qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, đảng viên.
3. Góp ý đột xuất
a) Góp ý các văn bản dự thảo do cấp ủy, tổ chức Đảng gửi đến công đoàn hoặc đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Góp ý khi có yêu cầu hoặc khi các cấp công đoàn thấy cần thiết.
c) Góp ý khi đại diện tổ chức đảng làm việc với tổ chức công đoàn.
Như vậy, theo quy định, Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng thông qua 3 phương pháp, cụ thể:
(1) Góp ý định kỳ.
(2) Góp ý thường xuyên.
(3) Góp ý đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?