Tổ chức có hoạt động chế biến chất phóng xạ là đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đúng không?
- Tổ chức có hoạt động chế biến chất phóng xạ là đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đúng không?
- Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là gì?
- Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường?
Tổ chức có hoạt động chế biến chất phóng xạ là đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đúng không?
Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 24 Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định như sau:
Bên mua bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành các công việc bức xạ sau đây:
a) Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
b) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
c) Khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
d) Xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
2. Trường hợp cá nhân làm việc cho tổ chức và tổ chức đã tham gia bảo hiểm này thì cá nhân không phải mua bảo hiểm tương tự.
Theo đó, chế biến chất phóng xạ là một trong các công việc bức xạ. Tổ chức có hoạt động chế biến chất phóng xạ được xác định là bên mua bảo hiểm.
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ là tổ chức cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Điều 90 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và Điều 13 Nghị định 07/2010/NĐ-CP.
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là gì?
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 13/2012/TT-BTC thì đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức có hoạt động chế biến chất phóng xạ là:
Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm đối với các chi phí phát sinh để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong các trường hợp sau (bao gồm cả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường):
- Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc biệt nghiêm trọng;
- Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc biệt nghiêm trọng;
- Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;
- Loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.
Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường?
Tại Điều 27 Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường cho những tổn thất có nguyên nhân gây ra bởi hoặc là hậu quả của:
- Trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết phải tuân theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Tình trạng ô nhiễm gây ra bởi hoặc được quy cho là do bên mua bảo hiểm cố tình không tuân thủ các quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
-Tình trạng ô nhiễm đã có trước ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã nhận thức được tình trạng nhưng không khai báo trong giấy yêu cầu bảo hiểm hoặc trong bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào trước đây nếu hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tái tục;
- Sự thay đổi khi vận hành thiết bị bức xạ tại địa điểm được bảo hiểm trong suốt thời hạn bảo hiểm làm tăng đáng kể rủi ro được bảo hiểm so với hợp đồng bảo hiểm đã ký;
Dẫn đến việc xử lý ô nhiễm nhiều hơn so với tiêu chuẩn xử lý đang áp dụng tại địa điểm được bảo hiểm mà không có sự thoả thuận trước với doanh nghiệp bảo hiểm và chưa được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý trước bằng văn bản.
- Chiến tranh, xâm lược, khủng bố, hành động thù địch (dù có xảy ra chiến tranh hay không), nội chiến, nổi loạn, cách mạng, nổi dậy, tiếm quyền, bao gồm nhưng không giới hạn các tổn thất cùng lúc hoặc theo sau hành động khủng bố;
- Bất kỳ khiếu nại, tổn thất nào mà bên mua bảo hiểm hay bất kỳ người thụ hưởng nào khác theo hợp đồng bảo hiểm là một công dân hoặc đặc phái viên của Chính phủ hay quốc gia mà luật pháp Việt Nam hoặc quy định quốc tế áp dụng lệnh cấm vận hoặc hình thức trừng phạt kinh tế khác nhằm:
Ngăn cấm doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm, giao dịch thương mại hoặc cung cấp quyền lợi kinh tế cho bên mua bảo hiểm hoặc bất kỳ người thụ hưởng nào khác theo hợp đồng bảo hiểm;
- Thảm họa thiên tai vượt quá giới hạn an toàn của thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?