Tổ chức chào mua công khai cổ phiếu có bắt buộc phải chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai không?
- Tổ chức chào mua công khai cổ phiếu có bắt buộc phải chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai không?
- Không chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai khi chào mua công khai thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức chào mua công khai không chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai là bao lâu?
Tổ chức chào mua công khai cổ phiếu có bắt buộc phải chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai không?
Theo quy định tại Điều 82 Nghị định 155/2020/NĐ-CP về nguyên tắc chào mua công khai như sau:
Nguyên tắc chào mua công khai
1. Việc chào mua công khai phải đảm bảo công bằng đối với các cổ đông của công ty mục tiêu, nhà đầu tư của quỹ đầu tư mục tiêu.
2. Các bên tham gia chào mua công khai được cung cấp đầy đủ thông tin để tiếp cận đề nghị mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng.
3. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các cổ đông của công ty mục tiêu, nhà đầu tư của quỹ đầu tư mục tiêu.
4. Tổ chức, cá nhân chào mua công khai phải chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai.
Theo quy định trên, tổ chức chào mua công khai phải chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai.
Chào mua công khai cổ phiếu (Hình từ Internet)
Không chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai khi chào mua công khai thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Theo điểm l khoản 1 Điều 17 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chào mua công khai như sau:
Vi phạm quy định về chào mua công khai
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
l) Không chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý thực hiện việc chào mua công khai; không cập nhật về đại lý chào mua công khai kèm theo xác nhận đại lý chào mua công khai thay đổi.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán
...
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này để xử phạt;
b) Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo đó, tổ chức chào mua công khai không chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức chào mua công khai không chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức chào mua công khai không chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?