Tổ chức, cá nhân được giao đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có thể tự mình trồng rừng thay thế không?
- Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hay không?
- Để thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cần đảm bảo đáp ứng điều kiện gì?
- Tổ chức, cá nhân được giao đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có thể tự mình trồng rừng thay thế không?
Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hay không?
Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp đối với các hoạt động quản lý và sử dụng rừng được quy định tại Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
(1) Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
(2) Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
(3) Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
(4) Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
Như vậy, có thể thấy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trong những trường hợp cụ thể được cho phép.
Để thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cần đảm bảo đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017, điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định như sau:
"1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế."
Theo đó, để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ những điều kiện nói trên để có thể thực hiện được trên thực tế.
Tổ chức, cá nhân được giao đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có thể tự mình trồng rừng thay thế không?
Tổ chức, cá nhân được giao đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có thể tự mình trồng rừng thay thế không?
Việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
"1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
3. Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
4. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện trồng rừng thay thế quy định tại Điều này."
Có thể thấy, chủ dự án được giao đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế bằng với diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng trong trường hợp rừng trồng, trồng rừng thay thế bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
Vì bạn không nêu cụ thể trường hợp trồng rừng thay thế này áp dụng đối với loại rừng nào nên bạn cần dựa vào quy định trên để đối chiếu và xác định diện tích trồng rừng thay thế cụ thể trên thực tế.
Đồng thời, chủ dự án có thể tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 15/02/2023).
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với Ủy ban nhân dân các cáp. Đồng thời, điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng cũng được quy định cụ thể như trên. Trong trường hợp chủ dự án được giao đất có chuyển mục đích sử dụng rừng, việc trồng rừng thay thế cũng được thực hiện trong một số trường hợp nhất định, được nêu chi tiết như trên để các tổ chức, cá nhân có thể áp dụng.
Trước đây, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 15/02/2023) quy định:
Chủ dự án tự trồng rừng thay thế
1. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế trong các trường hợp sau:
a) Khi chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác: Chủ dự án phải có diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng, được Nhà nước giao để trồng rừng theo quy định của pháp luật.
b) Khi chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác: Chủ dự án phải có diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng, được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?