Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hay không?
- Trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển không?
- Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hay không?
- Tàu biển Việt Nam bị chìm đắm mà không thể trục vớt được thì phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đúng không?
Trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển không?
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 24 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng;
b) Cảng đăng ký;
c) Số đăng ký;
d) Thời điểm đăng ký;
đ) Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển;
e) Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;
g) Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;
h) Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký;
i) Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển.
2. Mọi thay đổi về nội dung đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này phải được ghi rõ vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Theo đó, thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển là một trong những nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Thế nên, trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam sẽ có nội dung thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hay không? (Hình từ internet)
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nguyên tắc đăng ký tàu biển như sau:
Nguyên tắc đăng ký tàu biển
1. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó. Trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai tổ chức, cá nhân trở lên thì việc đăng ký phải ghi rõ các chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tàu biển đó.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Bộ luật này được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam;
b) Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xóa;
c) Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí.
2. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sẽ có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam cấp bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Tàu biển Việt Nam bị chìm đắm mà không thể trục vớt được thì phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về việc xóa đăng ký tàu biển Việt Nam như sau:
Xóa đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển Việt Nam phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt được;
b) Mất tích;
c) Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam;
d) Không còn tính năng tàu biển;
đ) Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển.
2. Trong các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này, tàu biển đang thế chấp chỉ được xóa đăng ký tàu biển Việt Nam, nếu người nhận thế chấp tàu biển đó chấp thuận.
3. Khi xóa đăng ký tàu biển hoặc xóa đăng ký tàu biển đang đóng, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký.
Theo đó, một trong những trường hợp phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là trường hợp tàu biển Việt Nam bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt được.
Thế nên, tàu biển Việt Nam bị chìm đắm mà không thể trục vớt được thì phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?