Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm những gì? Nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng?
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 6 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định Cơ quan Điều tra Hình sự trong Quân đội nhân dân gồm có:
- Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
- Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương;
- Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 25 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân như sau:
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc.
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương gồm có Ban Điều tra và bộ máy giúp việc.
3. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực gồm có bộ phận Điều tra và bộ máy giúp việc.
4. Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan Điều tra hình sự khu vực.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc.
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm những gì? Nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng là gì?
Nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương về:
+ Những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra;
+ Vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
- Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác:
+ Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với các Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan Điều tra hình sự khu vực;
+ Hướng dẫn Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo thẩm quyền.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015.
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Quân đội đối với hoạt động Điều tra hình sự là gì?
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Công an, Quân đội các cấp đối với hoạt động Điều tra hình sự được quy định tại Điều 43 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan Công an, Quân đội các cấp có liên quan đến tổ chức, hoạt động Điều tra hình sự có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên và các chức danh khác trong hoạt động Điều tra hình sự;
- Bảo đảm các Điều kiện cần thiết về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, kinh phí và Điều kiện cần thiết khác cho hoạt động Điều tra hình sự;
- Chỉ đạo, tổ chức các lực lượng phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động Điều tra hình sự;
- Tiến hành các hoạt động, biện pháp theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018, Luật An ninh quốc gia 2004 và pháp luật khác có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu cần thiết hỗ trợ cho hoạt động Điều tra hình sự;
- Tổ chức lực lượng hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thu thập chứng cứ và bảo vệ các hoạt động tố tụng hình sự;
- Tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn ngừa các hành vi cản trở, làm sai lệch kết quả Điều tra, xử lý vụ án hình sự.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?