Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn nào?
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn nào?
- Trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không đúng thời hạn thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không đúng thời hạn không?
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn nào?
Căn cứ Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm như sau:
Thời hạn trả tiền bảo hiểm
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
Theo quy định trên, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn nào? (Hình từ Internet)
Trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không đúng thời hạn thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi như sau:
Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi;
b) Nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm tiền gửi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không đúng thời hạn quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi.
...
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Theo quy định trên, tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không đúng thời hạn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không đúng thời hạn không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo khoản 1 Điều 54 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
...
Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không đúng thời hạn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 120.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không được quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?