Tinh gọn bộ máy BHXH: Tổ chức lại Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập theo Báo cáo 219?
- Tinh gọn bộ máy BHXH: Tổ chức lại Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập theo Báo cáo 219?
- Hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống như thế nào?
- Trách nhiệm, mối quan hệ giữa Bảo hiểm xã hội các cấp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương được quy định ra sao?
Tinh gọn bộ máy BHXH: Tổ chức lại Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập theo Báo cáo 219?
Theo Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025 bổ sung, hoàn thiện Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ do Bộ Nội vụ ban hành trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị đề nghị tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trong đó, phương án tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
- Tổ chức lại Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập có 14 ban (giảm 07 đơn vị);
- Sắp xếp, cơ cấu lại đầu mối bên trong của 63 Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thành 35 Bảo hiểm xã hội khu vực;
- Sắp xếp, cơ cấu lại 640 Bảo hiểm xã hội cấp huyện xuống còn 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện, bỏ 147 Tổ nghiệp vụ (giảm 651/1.465 đầu mối, tương đương với 44,4%).
Tinh gọn bộ máy BHXH: Tổ chức lại Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập theo Báo cáo 219? (Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Hệ thống tổ chức
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Như vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương gồm:
- Ở trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Lưu ý: Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Trách nhiệm, mối quan hệ giữa Bảo hiểm xã hội các cấp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương được quy định ra sao?
Trách nhiệm, mối quan hệ giữa Bảo hiểm xã hội các cấp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 89/2020/NĐ-CP như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, với các bên tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi có yêu cầu; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm gia tăng đối tượng tham gia và bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và cơ quan nhà nước khác trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên cơ sở kế hoạch đặt ra.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các cơ quan, tổ chức ở địa phương xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; trong trường hợp cần thiết báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện biện pháp cần thiết để xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
- Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn. Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, một năm và báo cáo đột xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tình hình trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Muốn sang tên sổ đỏ nhưng diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ít hơn diện ích thực tế thì phải làm thủ tục gì?
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một trong các nguyên tắc phát triển du lịch đúng không?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm kế toán trưởng công ty? Kế toán trưởng có những trách nhiệm gì?
- 04 Trường hợp được đổi biển số xe theo quy định mới? Thủ tục cấp đổi biển số xe như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?