Tính chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng?
- Tính chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng?
- Thẩm quyền hướng dẫn về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc về ai?
- Nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được quy định như thế nào?
Tính chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng?
Phương pháp và thẩm quyền quyết định giá, đơn giá, mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công được quy định tại Điều 8 Nghị định 32/2019/NĐ-CP như sau:
Phương pháp và thẩm quyền quyết định giá, đơn giá, mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công
....
2. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích
Phương pháp định giá, cơ quan có thẩm quyền định giá và trình tự định giá, đơn giá, mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật về giá và các pháp luật khác có liên quan.
3. Giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo chế độ Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo định mức lao động, định mức chi phí (nếu có) do các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền. Riêng chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và chi phí tiền lương, tiền công trong đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với doanh nghiệp được ký hợp đồng đặt hàng, đấu thầu (hoặc được giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
....
Theo đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo chế độ Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo định mức lao động, định mức chi phí (nếu có) do các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền.
Riêng chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP và chi phí tiền lương, tiền công trong đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP đối với doanh nghiệp được ký hợp đồng đặt hàng, đấu thầu (hoặc được giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lưu ý: Đối với sản phẩm, dịch vụ công do doanh nghiệp thực hiện thì chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 6/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện).
>> Tải về Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện đặt hàng hoặc đấu thầu
>> Tải về Một số danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện đặt hàng hoặc đấu thầu
Tính chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền hướng dẫn về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc về ai?
Thẩm quyền hướng dẫn về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích được quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 32/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan hướng dẫn về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích tại Phụ lục II và chi phí tiền lương, tiền công trong đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với doanh nghiệp được hợp đồng đặt hàng, đấu thầu (hoặc được giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định).
...
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan hướng dẫn về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP và chi phí tiền lương, tiền công trong đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP đối với doanh nghiệp được hợp đồng đặt hàng, đấu thầu (hoặc được giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định).
Nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được quy định như thế nào?
Nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được quy định tại Điều 4 Nghị định 32/2019/NĐ-CP như sau:
- Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên trong các lĩnh vực sự nghiệp và các hoạt động kinh tế theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, trong đó:
+ Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của các bộ, cơ quan trung ương từ nguồn ngân sách trung ương;
+ Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.
- Nguồn phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo pháp luật về phí và lệ phí.
- Nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá.
- Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?