Tiêu hủy tiền in hỏng bằng chất liệu polymer có bao nhiêu công đoạn? Công đoạn giao nhận tiền in hỏng để tiêu hủy được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Tiêu hủy tiền in hỏng bằng chất liệu polymer có bao nhiêu công đoạn?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 02/2014/TT-NHNN, có quy định về các công đoạn tiêu hủy in, đúc hỏng như sau:
Các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
1. Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu cotton và tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng, quy trình tiêu hủy gồm 03 công đoạn:
a) Công đoạn giao nhận do Tổ giao nhận thực hiện;
b) Công đoạn kiểm đếm do Tổ kiểm đếm thực hiện;
c) Công đoạn cắt hủy do Tổ cắt hủy thực hiện.
2. Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, quy trình tiêu hủy gồm 04 công đoạn: giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này và công đoạn hủy hoàn toàn do cơ sở in, đúc tiền thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì tiêu hủy tiền in hỏng bằng chất liệu polymer có 04 công đoạn:
- Công đoạn giao nhận do Tổ giao nhận thực hiện;
- Công đoạn kiểm đếm do Tổ kiểm đếm thực hiện;
- Công đoạn cắt hủy do Tổ cắt hủy thực hiện;
- Công đoạn hủy hoàn toàn do cơ sở in thực hiện.
Tiêu hủy tiền in hỏng bằng chất liệu polymer có bao nhiêu công đoạn? (Hình từ Internet)
Công đoạn giao nhận tiền in hỏng để tiêu hủy được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2014/TT-NHNN, có quy định về công đoạn giao nhận như sau:
Công đoạn giao nhận
…
2. Tổ giao nhận thực hiện việc nhận tiền in, đúc hỏng do cơ sở in, đúc tiền giao theo trình tự:
a) Căn cứ phiếu xuất kho của cơ sở in, đúc tiền, Tổ trưởng Tổ giao nhận thực hiện nhận tiền in, đúc hỏng theo phương thức:
Tiền in hỏng giao nhận theo gói (đủ 10 bó = 10.000 hình) nguyên niêm phong; giấy in tiền hỏng giao nhận theo gói (đủ 500 tờ to) nguyên niêm phong; tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng nhận theo thùng nguyên niêm phong (đủ số lượng thỏi, miếng theo quy cách đóng thùng của cơ sở in, đúc tiền); trường hợp gói, thùng tiền không đủ số lượng theo quy cách thì nhận theo số thực tế nguyên niêm phong;
b) Kiểm tra niêm phong gói, thùng tiền phải đủ các yếu tố quy định như: họ tên, chữ ký người đóng gói, thùng niêm phong; ngày, tháng, năm đóng gói, thùng niêm phong; số lượng, chủng loại tiền in, đúc hỏng;
c) Trường hợp có thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này;
d) Lập biên bản giao nhận giữa cơ sở in, đúc tiền và Hội đồng tiêu hủy trong ngày có xác nhận của giám sát viên tại Tổ giao nhận (theo Mẫu biểu số 01 đính kèm Thông tư này).
…
Như vậy, theo quy định trên thì công đoạn giao nhận tiền in hỏng để tiêu hủy được thực hiện theo trình tự sau:
- Căn cứ phiếu xuất kho của cơ sở in tiền, Tổ trưởng Tổ giao nhận thực hiện nhận tiền in, đúc hỏng theo phương thức: Tiền in hỏng giao nhận theo gói (đủ 10 bó = 10.000 hình) nguyên niêm phong; trường hợp gói, thùng tiền không đủ số lượng theo quy cách thì nhận theo số thực tế nguyên niêm phong;
- Kiểm tra niêm phong gói, thùng tiền phải đủ các yếu tố quy định như: họ tên, chữ ký người đóng gói, thùng niêm phong; ngày, tháng, năm đóng gói, thùng niêm phong; số lượng, chủng loại tiền in hỏng;
- Trường hợp có thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-NHNN;
- Lập biên bản giao nhận giữa cơ sở in, đúc tiền và Hội đồng tiêu hủy trong ngày có xác nhận của giám sát viên tại Tổ giao nhận
Giám đốc cơ sở in tiền có trách nhiệm như thế nào về việc tiêu hủy tiền in hỏng?
Căn cứ tại Điêu 18 Thông tư 02/2014/TT-NHNN, có quy định về trách nhiệm của Giám đốc cơ sở in, đúc tiền như sau:
Trách nhiệm của Giám đốc cơ sở in, đúc tiền
1. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) cho phép tiêu hủy từng loại tiền in, đúc hỏng kèm theo hồ sơ tài liệu liên quan.
2. Tổ chức thực hiện công đoạn hủy hoàn toàn đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức quản lý, bán toàn bộ phế liệu thu hồi sau tiêu hủy.
4. Tổ chức theo dõi, hạch toán tại cơ sở in, đúc tiền theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
5. Xử lý kỷ luật, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với cá nhân thuộc cơ sở in, đúc tiền có hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc cơ sỏ in tiền có trách nhiệm như thế nào về việc tiêu hủy tiền in hỏng như sau:
- Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) cho phép tiêu hủy từng loại tiền in, đúc hỏng kèm theo hồ sơ tài liệu liên quan.
- Tổ chức thực hiện công đoạn hủy hoàn toàn đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Tổ chức quản lý, bán toàn bộ phế liệu thu hồi sau tiêu hủy.
- Tổ chức theo dõi, hạch toán tại cơ sở in, đúc tiền theo quy định tại Điều 17 Thông tư 02/2014/TT-NHNN;
- Xử lý kỷ luật, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với cá nhân thuộc cơ sở in, đúc tiền có hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?