Tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với chức danh Y tế công cộng hạng 2? Yêu cầu kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thế nào?
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với chức danh Y tế công cộng hạng 2 là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định như sau:
Y tế công cộng chính (hạng II) - Mã số: V.08.04.09
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y tế công cộng; chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Y học dự phòng.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).
...
Như vậy, yêu cầu tối thiểu về trình độ đào tạo của viên chức Y tế công cộng hạng 3 như sau:
- Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y tế công cộng;
- Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Quản lý y tế;
- Bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Y học dự phòng.
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với chức danh Y tế công cộng hạng 2? Yêu cầu kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thế nào? (Hình từ Internet)
Viên chức Y tế công cộng hạng 2 phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định như sau:
Y tế công cộng chính (hạng II) - Mã số: V.08.04.09
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phương hướng phát triển của chuyên ngành y tế công cộng ở trong nước và trên thế giới;
b) Có kỹ năng xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
c) Xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng và đưa ra biện pháp giải quyết thích hợp;
d) Lập kế hoạch, đề xuất giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
đ) Có kỹ năng theo dõi và tham gia đánh giá việc thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng;
e) Có kỹ năng giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng, chống dịch tại cộng đồng;
g) Sử dụng được công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe cộng đồng;
h) Chủ nhiệm hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc phát minh khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh y tế công cộng (hạng III) lên chức danh y tế công cộng chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh y tế công cộng (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh y tế công cộng (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
k) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì viên chức Y tế công cộng hạng 2 phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Nhiệm vụ của viên chức Y tế công cộng hạng 2 là gì?
Nhiệm vụ của viên chức Y tế công cộng hạng 2 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV, cụ thể như sau:
(1) Theo dõi, phân tích và chẩn đoán sức khỏe cộng đồng:
- Xây dựng và tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học để xác định nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng; xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng để giải quyết;
- Tổ chức xây dựng hệ thống giám sát tình trạng sức khỏe cộng đồng và đánh giá hệ thống giám sát;
- Xây dựng hồ sơ về tình trạng sức khỏe cộng đồng;
- Lồng ghép hệ thống thông tin y tế công cộng qua các hoạt động hợp tác liên ngành, đa ngành.
(2) Lập kế hoạch xử lý vấn đề sức khỏe cần ưu tiên:
- Lập kế hoạch, lựa chọn những giải pháp có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng dựa trên những nguồn lực sẵn có và sự tham gia của cộng đồng;
- Xây dựng kế hoạch giám sát hỗ trợ, đánh giá quá trình triển khai thực hiện kế hoạch;
- Tổng hợp và phân tích, đề xuất hoạch định chính sách liên quan đến lĩnh vực y tế công cộng.
(3) Thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả:
- Điều phối và thực hiện kế hoạch, huy động nguồn lực của cộng đồng, thông tin giáo dục, truyền thông về bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng; quản lý nguy cơ và sức khỏe cộng đồng;
- Tổ chức giám sát, đánh giá tiến độ, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch và bổ sung, sửa đổi kế hoạch, can thiệp phù hợp với quá trình thực thi khi cần thiết;
- Tổ chức thực hiện việc thống kê, báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch và những vấn đề nảy sinh;
- Đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp để duy trì và mở rộng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
(4) Tham gia nghiên cứu khoa học;
(5) Trực tiếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành cho viên chức y tế công cộng cấp thấp hơn hoặc học sinh, sinh viên;
(6) Tổ chức hoặc trực tiếp tham gia chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kỹ thuật thuộc chuyên ngành y tế công cộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?