Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp ở cơ quan điều tra hình sự trong trường hợp đặc biệt quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp cơ quan điều tra hình sự trong trường hợp đặc biệt quy định như thế nào? Nhiệm kỳ và hạn tuổi phục vụ cao nhất của Điều tra viên trung cấp là bao lâu? - Câu hỏi của anh Thế Hưng đến từ Phú Yên

Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp ở cơ quan điều tra hình sự trong trường hợp đặc biệt quy định như thế nào?

Theo Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.

Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:

- Điều tra viên sơ cấp;

- Điều tra viên trung cấp;

- Điều tra viên cao cấp.

Căn cứ vào Điều 50 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt như sau:

Bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Điều động đến công tác tại Cơ quan Điều tra, tuy chưa được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra, chưa đủ thời gian quy định tại điểm a Khoản 1 các Điều 48 và 49 của Luật này, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác được quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 46, Điểm b và Điểm c khoản 1 Điều 48, các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp.

Như vậy, trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại cơ quan điều tra, tuy chưa được đào tạo về nghiệp vụ điều tra, chưa đủ thời gian làm Điều tra viên sơ cấp ít nhất 05 năm nhưng nếu có đủ các tiêu chuẩn sau thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp:

- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

- Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp.

Điều tra viên

Điều tra viên

Nhiệm kỳ và hạn tuổi phục vụ cao nhất của Điều tra viên trung cấp là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 51 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm kỳ của Điều tra viên như sau:

Nhiệm kỳ của Điều tra viên
Điều tra viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.

Như vậy, nhiệm kỳ của Điều tra viên trung cấp lần đầu có thời hạn là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.

Về hạn tuổi phục vụ của Điều tra viên trung cấp thì được quy định tại Điều 58 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:

Hạn tuổi phục vụ của Điều tra viên
1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Điều tra viên là sĩ quan trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuổi nghỉ hưu của Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Trường hợp Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân có nhu cầu, nếu Điều tra viên có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng không quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, trừ nữ sĩ quan cấp tướng.

Như vậy, trường hợp Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân có nhu cầu, nếu Điều tra viên có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng không quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, trừ nữ sĩ quan cấp tướng.

Những việc mà một Điều tra viên trung cấp tuyệt đối không được làm là gì?

Căn cứ vào Điều 54 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:

Những việc Điều tra viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Như vậy, những việc mà một Điều tra viên trung cấp nói riêng và Điều tra viên nói chung không được làm là:

- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.

- Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.

- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

- Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Điều tra viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều tra viên thuộc Viện kiểm sát có phải là công chức không?
Pháp luật
Bảng lương Điều tra viên 2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là bao nhiêu? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ 10/06/2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên cao cấp từ ngày 10/06/2024 theo Thông tư mới nhất? Thủ tục bổ nhiệm điều tra viên được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Pháp luật
Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 4 phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận Điều tra viên bị mất thì có bắt buộc phải báo cáo giải trình bằng văn bản không?
Pháp luật
Điều tra viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân làm sai lệch hồ sơ vụ án thì có bị cách chức hay không?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp thì trước đó cá nhân phải là Điều tra viên trung cấp bao nhiêu năm?
Pháp luật
Điều tra viên được huy động phương tiện giao thông của người dân không? Nếu gây thiệt hại thì ai bồi thường?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp thì trước đó phải là Điều tra viên sơ cấp đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều tra viên
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
7,053 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều tra viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào