Tiêu chuẩn chung đối với chiều cao nữ thi quân đội khi tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học hệ chính quy là gì?
- Tiêu chuẩn chung đối với chiều cao nữ thi quân đội khi tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học hệ chính quy là gì?
- Khi thí sinh trúng tuyển có phải thực hiện hậu kiểm sức khỏe đối với chiều cao nữ thi quân đội không?
- Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động khám sơ tuyển và khám sức khỏe tuyển sinh quân sự từ đâu?
Tiêu chuẩn chung đối với chiều cao nữ thi quân đội khi tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học hệ chính quy là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP về tiêu chuẩn sức khỏe tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy; tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở:
Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
2. Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy; tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở
a) Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
b) Tiêu chuẩn riêng: Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng về công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2023/TT-BQP về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe:
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe
1. Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực thực hiện theo quy định, tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối chiếu với tiêu chuẩn phân loại theo thể lực thực hiện theo quy định, tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Như vậy, tiêu chuẩn chung đối với chiều cao nữ thi quân đội khi tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học hệ chính quy là đạt sức khỏe loại 1, loại 2, cụ thể:
Loại 1: chiều cao đối với nữ là: ≥ 154 cm;
Loại 2: chiều cao đối với nữ là: 152 - 153 cm.
Lưu ý: đây chỉ là tiêu chuẩn chung, về tiêu chuẩn riêng thì phải thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng về công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
Tiêu chuẩn chung đối với chiều cao nữ thi quân đội khi tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học hệ chính quy là gì? (Hình từ Internet)
Khi thí sinh trúng tuyển có phải thực hiện hậu kiểm sức khỏe đối với chiều cao nữ thi quân đội không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì khám sức khỏe tuyển sinh quân sự là việc thực hiện hậu kiểm sức khỏe của thí sinh trúng tuyển ngay sau khi nhập học để bảo đảm thí sinh đủ điều kiện tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: việc khám sức khỏe tuyển sinh quân sự khác với khám sơ tuyển sức khỏe tuyển sinh quân sự.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì khám sơ tuyển sức khỏe tuyển sinh quân sự là việc thực hiện khám, đánh giá tiêu chuẩn sức khỏe đối với thí sinh (thanh niên ngoài Quân đội hoặc quân nhân) dự tuyển tuyển sinh quân sự trước kỳ thi hoặc xét tuyển tại Ban tuyển sinh quân sự cấp huyện, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương.
Như vậy, khi thí sinh trúng tuyển phải thực hiện khám sức khỏe tuyển sinh quân sự trong đó có hạng mục về chiều cao theo quy định.
Lưu ý: Thời gian khám sức khỏe tuyển sinh quân sự: Hoàn thành trong thời gian 10 ngày kể từ ngày thí sinh trúng tuyển nhập học (thời gian trong giấy báo nhập học). (căn cứ tại khoản 6 Điều 17 Thông tư 105/2023/TT-BQP)
Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động khám sơ tuyển và khám sức khỏe tuyển sinh quân sự từ đâu?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 105/2023/TT-BQP về nguồn kinh phí bảo đảm
Nguồn kinh phí bảo đảm
1. Kinh phí bảo đảm hoạt động khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự ở địa phương, kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị thực hiện theo quy định tại Điều 53 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
2. Kinh phí bảo đảm hoạt động khám phúc tra, giám định sau phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự; khám sơ tuyển và khám sức khỏe tuyển sinh quân sự; khám phúc tra, giám định sức khỏe trong tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ, đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng bảo đảm. Hạch toán vào Mục 7000; Tiểu mục 7001; Tiết mục 10 (Thuốc và bông băng), Tiết mục 30 (Dụng cụ), Tiết mục 90 (khác); Ngành 53.
Như vậy, nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động khám sơ tuyển và khám sức khỏe tuyển sinh quân sự do ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?