Tiêu chuẩn bổ nhiệm với từng ngạch kiểm toán viên nhà nước hiện nay được quy định như thế nào?
Kiểm toán viên nhà nước phải đảm bảo tiêu chuẩn của công chức đã làm việc theo chuyên ngành đào tạo là bao lâu?
Căn cứ Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
3. Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
4. Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Như vậy, về tiêu chuẩn thời gian đã làm việc theo chuyên ngành đào tạo thì Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự.
Kiểm toán viên nhà nước phải đảm bảo tiêu chuẩn của công chức đã làm việc theo chuyên ngành đào tạo là bao lâu? (Hình từ internet)
Kiểm toán viên nhà nước có trách nhiệm phải bảo mật những thông tin nào?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước như sau:
Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
1. Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
2. Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
4. Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
5. Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
6. Xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
7. Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8. Báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.
Theo đó, kiểm toán viên sẽ có trách nhiệm giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm với từng ngạch kiểm toán viên nhà nước hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Luật Kiểm toán nhà nước 2015 thì kiểm toán viên hiện này gồm có 03 ngạch, cụ thể như sau:
* Ngạch Kiểm toán viên (Điều 23 Luật Kiểm toán nhà nước 2015): để được bổ nhiệm vào ngạch này cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015.
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
- Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
- Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên.
* Ngạch Kiểm toán viên chính (Điều 24 Luật Kiểm toán nhà nước 2015) để được bổ nhiệm vào ngạch này cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Nắm vững và áp dụng thành thạo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn và khả năng về tổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; có khả năng xây dựng chuẩn mực kiểm toán nhà nước và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
- Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
- Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.
- Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên chính.
* Ngạch Kiểm toán viên cao cấp (Điều 25 Luật Kiểm toán nhà nước 2015) để được bổ nhiệm vào ngạch này cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Nắm vững và có khả năng chỉ đạo áp dụng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toán vào hoạt động kiểm toán.
- Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
- Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên chính là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.
- Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên cao cấp.
>>> Xem thêm: chi tiết tiêu chuẩn đối với từng ngạc kiểm toán viên nhà nước tại Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?