Tiêu chí đo lường thu nhập nghèo đa chiều khu vực nông thôn là bao nhiêu tiền theo Nghị định 07?
Tiêu chí đo lường thu nhập nghèo đa chiều khu vực nông thôn là bao nhiêu tiền theo Nghị định 07?
Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
a) Tiêu chí thu nhập
- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
c) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, tiêu chí đo lường thu nhập nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng
Nội dung thực hiện công tác thông tin, truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều bao gồm những gì?
Theo Điều 14 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định về nhiệm vụ công tác thông tin truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều như sau:
Nhiệm vụ công tác thông tin, truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều
1. Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về công tác giảm nghèo đa chiều trên cơ sở các chuẩn nghèo đa chiều quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
2. Nội dung thực hiện:
a) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo và công tác huy động nguồn lực đóng góp cho công tác giảm nghèo bền vững;
b) Tình hình thực hiện giảm nghèo đa chiều trên các lĩnh vực; những kinh nghiệm trong sản xuất, gương điển hình về giảm nghèo bền vững;
c) Phổ biến, định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng Chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới;
d) Về quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
3. Ưu tiên công tác thông tin, tuyên truyền đến khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Như vậy, nội dung thực hiện công tác thông tin, truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo và công tác huy động nguồn lực đóng góp cho công tác giảm nghèo bền vững;
- Tình hình thực hiện giảm nghèo đa chiều trên các lĩnh vực; những kinh nghiệm trong sản xuất, gương điển hình về giảm nghèo bền vững;
- Phổ biến, định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng Chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới;
- Về quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Các hình thức thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo đa chiều là gì?
Theo Điều 15 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định các hình thức thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo đa chiều bao gồm:
- Thông tin, tuyên truyền trên báo chí, xuất bản phẩm: Sản xuất các tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông khác có nội dung về công tác giảm nghèo đa chiều, bao gồm các ấn phẩm, chuyên trang, chuyên mục trên các sản phẩm báo chí; đối thoại chính sách trên báo hình, báo nói, báo điện tử.
- Thông tin, tuyên truyền qua các hình thức: Sân khấu hóa; sản xuất, phát hành, đăng tải các sản phẩm truyền thông khác (tờ rơi, sổ tay, video clip, chương trình phát thanh, truyền hình).
- Thực hiện các nội dung truyền thông để phổ biến tại các buổi sinh hoạt cộng đồng có chủ đề về công tác giảm nghèo và tuyên truyền, phổ biến thông qua các hoạt động thông tin lưu động ở cơ sở, ưu tiên thực hiện trên đài truyền thanh xã.
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ biến cho hộ nghèo về chính sách giảm nghèo, kinh nghiệm, gương điển hình về giảm nghèo tại cộng đồng dân cư.
- Tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo.
- Phát động các cuộc thi về thông tin, tuyên truyền trên báo chí và các hình thức khác về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững.
- Phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, bao gồm nâng cấp phần cứng, phần mềm, sản xuất nội dung thông tin để đăng trên trang thông tin điện tử và hỗ trợ duy trì, vận hành Trang thông tin điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?