Tiếp tục thực hiện điều tiết ngân sách trung ương hưởng 100% đối với những nguồn thu nào theo Thông tư 88?
Tiếp tục thực hiện điều tiết ngân sách trung ương hưởng 100% đối với những nguồn thu nào theo Thông tư 88?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 88/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (NSNN)
1. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
2. Tiếp tục thực hiện điều tiết NSTW hưởng 100% đối với:
a) Số thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, dịch vụ xuyên biên giới và các dịch vụ khác do nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Số thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
c) Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
3. Thực hiện phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội; phân chia thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa NSTW và NSĐP theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội.
4. Nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô (sau khi trừ chi phí tổ chức thu) nộp NSTW 100%; đồng thời, bố trí dự toán chi NSNN cho Bộ Giao thông vận tải tương ứng 65% số thu và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP tương ứng 35% số thu để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ.
...
Như vậy, ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện điều tiết ngân sách trung ương hưởng 100% đối với những nguồn thu, cụ thể:
(1) Số thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, dịch vụ xuyên biên giới và các dịch vụ khác do nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
(2) Số thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
(3) Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Tiếp tục thực hiện điều tiết ngân sách trung ương hưởng 100% đối với những nguồn thu nào theo Thông tư 88? (Hình từ Internet)
Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định như sau:
Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách
1. Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
2. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật này.
3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
...
Như vậy, ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định như sau:
Dự phòng ngân sách nhà nước
1. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.
2. Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:
a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
b) Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
c) Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này.
3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước:
a) Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
Theo đó, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách trường đại học xét tuyển học bạ năm 2025? Lịch thi THPT quốc gia 2025 như thế nào?
- Các ngân hàng hỗ trợ thẻ Napas Apple pay năm 2025? Hướng dẫn thêm thẻ Napas Apple pay năm 2025?
- Thuyết minh về Dinh độc lập ngắn gọn? Bài giới thiệu về Dinh độc lập? Giá vé Dinh độc lập hiện nay là bao nhiêu một lượt?
- Công văn 164 hướng dẫn gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2025 theo Nghị định 82 tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu?
- Nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính sách hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm?