Tiền thưởng Tết cho nhân viên không được tính để trừ chi phí hợp lý cho doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Tiền thưởng Tết cho nhân viên không được tính để trừ chi phí hợp lý cho doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Chi phí hợp lý là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định như sau: quy định như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
....
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”.
Như vậy, đối với những khoản tiền thưởng tết cho nhân viên không được xem là chi phí hợp lý của doanh nghiệp nếu tiền thưởng tết đó không được ghi cụ thể về điều kiện hưởng, mức hưởng tại hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của công ty, quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của công ty.
Tiền thưởng Tết cho nhân viên không được tính để trừ chi phí hợp lý cho doanh nghiệp trong trường hợp nào? (Hình từ internet)
Chi tiền thưởng Tết cho nhân viên có phải nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng đối với nhân viên như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để quyết định thưởng cho người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, có thể hiểu việc quyết định thưởng Tết cho người lao động là không bắt buộc.
Hiện nay, các doanh nghiệp thường sẽ thưởng Tết cho nhân viên nhằm ghi nhận đóng góp của nhân viên trong một năm làm việc, đồng thời cũng nhằm khích lệ, tạo động lực làm việc cho nhân viên trong năm tới.
Nếu doanh nghiệp quyết định thưởng Tết cho nhân viên thì mức tiền thưởng Tết cụ thể sẽ do doanh nghiệp quyết định hoặc dựa theo Quy chế thưởng của doanh nghiệp nếu Quy chế thưởng có quy định cụ thể về mức tiền thưởng Tết.
Tết Dương lịch và Tết Âm lịch người lao động được nghỉ làm hưởng lương tổng cộng bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì người lao động được nghỉ làm hưởng lương vào dịp Tết Dương lịch và Tết Âm lịch tổng cộng 6 ngày.
Lưu ý: Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ Tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?