Tiền lương tăng ca của người lao động có thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Cho tôi hỏi phía doanh nghiệp nêu yêu cầu người lao động phải tăng ca thì tiền lương tăng ca sẽ được tính như thế nào? Khoản tiền lương tăng ca có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không? Câu hỏi của chị Hiền từ Bến Tre.

Tiền lương tăng ca của người lao động sẽ được doanh nghiệp trả như thế nào?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương tăng ca của người lao động sẽ được doanh nghiệp trả như sau:

(1) Người lao động tăng ca sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

(3) Người lao động tăng ca vào ban đêm, ngoài việc trả lương tăng ca được nhận thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Tiền lương tăng ca của người lao động có thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Tiền lương tăng ca của người lao động có thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? (Hình từ Internet)

Tiền lương tăng ca của người lao động có thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng được miễn thuế như sau:

Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, tiền lương tăng ca (bao gồm tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ) được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Các khoản thu nhập phát sinh từ tiền lương nào của người lao động mới thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
...

Theo đó, các khoản thu nhập của người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân gồm:

- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:

(1) Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

(2) Phụ cấp quốc phòng, an ninh;

(3) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

(4) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;

(5) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

(6) Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Thuế thu nhập cá nhân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giá bán chứng khoán để xác định số thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định thế nào?
Pháp luật
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân là khi nào? Không phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là mẫu nào?
Pháp luật
Thu nhập từ livestream bán hàng có phải đóng thuế TNCN theo Công điện 01/CĐ-TCT 2024? Doanh thu bao nhiêu thì phải đóng thuế?
Pháp luật
Cá nhân cư trú phải đóng thuế TNCN có bao gồm đối tượng là người Việt Nam đã có nhà ở tại Việt Nam nhưng trong năm có số ngày ở Việt Nam dưới 183 ngày không?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp mới nhất?
Pháp luật
Phụ cấp điện thoại chỉ được miễn thuế TNCN nếu mức khoán phù hợp theo hướng dẫn tại Công văn 28810/CTHN-TTHT?
Pháp luật
Bộ Tài chính sửa đổi thủ tục gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB? Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn nộp thuế như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và tiền thuê đất năm 2023?
Pháp luật
Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN kỳ tháng 5/2024 là khi nào? Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế tháng 5 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế thu nhập cá nhân
2,260 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế thu nhập cá nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào