Tiền lương kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm không?
- Tiền lương kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm không?
- Kế hoạch công tác hằng năm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải được ban hành khi nào?
- Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có những nội dung nào?
Tiền lương kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm không?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 47/2021/NĐ-CP về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập một đơn vị chuyên trách hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị hoặc cá nhân thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu làm đầu mối theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp và xử lý các công việc liên quan đến hoạt động, quản lý, chế độ chính sách của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
2. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác và các chi phí hoạt động khác của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, tối thiểu bằng thành viên Hội đồng thành viên hoặc Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) tại doanh nghiệp; được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.
3. Kiểm soát viên được hưởng chế độ phúc lợi, ưu đãi và tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể của doanh nghiệp như cán bộ, nhân viên và người lao động của doanh nghiệp.
Như vậy, tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác và các chi phí hoạt động khác của Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.
Tiền lương kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm không? (Hình từ Internet)
Kế hoạch công tác hằng năm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải được ban hành khi nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 47/2021/NĐ-CP về nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp và các quy định sau:
1. Xây dựng Kế hoạch công tác hằng năm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, ban hành trong quý I; thực hiện theo Kế hoạch công tác năm được phê duyệt.
Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót của doanh nghiệp, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên chủ động thực hiện, đồng thời báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn có giá trị lớn hơn 30% vốn chủ sở hữu hoặc lớn hơn mức vốn của dự án nhóm B theo phân loại quy định tại Luật Đầu tư công, hợp đồng, giao dịch mua, bán, giao dịch kinh doanh có giá trị lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu; giao dịch kinh doanh bất thường của công ty.
Như vậy, Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải xây dựng Kế hoạch công tác hằng năm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, ban hành trong quý I.
Hay nói cách khác, kế hoạch công tác hằng năm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải được ban hành trong quý I.
Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì:
Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm các nội dung sau đây:
- Phạm vi, nội dung thực hiện các quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ được giao của Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên;
- Cơ chế phối hợp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp đối với hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
- Cơ chế phối hợp, báo cáo, xin ý kiến giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao;
- Cơ chế phối hợp giữa Ban kiểm soát, Kiểm soát viên với doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp và người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác trong thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đối với doanh nghiệp, công ty con, công ty có phần vốn góp hoặc công ty liên kết của doanh nghiệp.
- Cơ chế đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
- Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác, chi phí hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
- Nội dung khác theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?