Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ được hạch toán trong tài khoản kế toán nào? Kết cấu tài khoản đó ra sao?
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ được hạch toán trong tài khoản kế toán nào? Kết cấu tài khoản đó ra sao?
- Khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ tổ chức tài chính vi mô cần lưu ý những gì?
- Tổ chức tài chính vi mô có thể mở thêm những tài khoản kế toán nào để hạch toán đối với tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ?
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ được hạch toán trong tài khoản kế toán nào? Kết cấu tài khoản đó ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 912- Các tài sản bằng ngoại tệ
1. Nguyên tắc kế toán:
Đối với số nguyên tệ hạch toán ngoài bảng trên tài khoản này, giá trị quy ước mỗi đơn vị nguyên tệ là 1 đồng (một đồng), bao gồm các loại: Tiền mặt bằng ngoại tệ; Tiền gửi tại các TCTD bằng ngoại tệ; Tài sản khác bằng ngoại tệ.
2. Tài khoản 912 có các tài khoản cấp 2 sau:
9121- Tiền mặt bằng ngoại tệ
9122- Tiền gửi tại các TCTD bằng ngoại tệ
9129- Tài sản khác bằng ngoại tệ
...
Như vậy, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ của tổ chức tài chính vi mô được hạch toán trong tài khoản 912 - Các tài sản bằng ngoại tệ.
Tài khoản 912 - Các tài sản bằng ngoại tệ có kết cấu như sau:
Bên Nợ: - Giá trị nhận được hoặc phải trả, nguyên gốc ngoại tệ.
Bên Có: - Giá trị đã hoàn trả, nguyên gốc ngoại tệ.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số ngoại tệ nhận được hoặc còn phải trả, nguyên gốc ngoại tệ.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo dõi từng loại nguyên tệ và từng đối tượng phải trả.
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ được hạch toán trong tài khoản kế toán nào? Kết cấu tài khoản đó ra sao? (Hình từ Internet)
Khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ tổ chức tài chính vi mô cần lưu ý những gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
...
2. Về mở và sử dụng tài khoản chi tiết:
a) TCTCVM được lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này hoặc mở tài khoản chi tiết phù hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và theo yêu cầu quản lý của TCTCVM;
b) Việc mở tài khoản chi tiết phải đảm bảo:
- Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán làm căn cứ phản ánh, kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán;
- Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Lập, gửi các loại báo cáo chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể theo quy định của Nhà nước và NHNN;
...
Như vậy, khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài sản thuê ngoài tổ chức tài chính vi mô cần phải lưu ý những điều sau:
- Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ để làm căn cứ kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán;
- Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Lập và gửi các loại báo cáo chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể.
Tổ chức tài chính vi mô có thể mở thêm những tài khoản kế toán nào để hạch toán đối với tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm các tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản cấp kế toán cấp 5 để hạch toán đối với khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?