Tiêm nội nhãn bằng kỹ thuật tiêm thuốc tiền phòng thực hiện như thế nào? Theo dõi và điều trị bệnh nhân sau tiêm thuốc tiền phòng như thế nào?
- Thủ thuật tiêm nội nhãn chống chỉ định đối với những trường hợp nào?
- Tiêm nội nhãn bằng kỹ thuật tiêm thuốc tiền phòng thực hiện như thế nào?
- Sau tiêm nội nhãn bằng kỹ thuật tiêm thuốc tiền phòng thực hiện theo dõi và điều trị bệnh nhân như thế nào?
- Biến chứng nào có thể xảy ra sau tiêm thuốc tiền phòng?
Thủ thuật tiêm nội nhãn chống chỉ định đối với những trường hợp nào?
Thủ thuật tiêm nội nhãn là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật Thủ thuật tiêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT TIÊM NỘI NHÃN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tiêm nội nhãn gồm tiêm thuốc vào tiền phòng và tiêm thuốc vào buồng dịch kính là phương pháp điều trị một số bệnh nhãn khoa.
- Tiêm nội nhãn giúp đạt nồng độ thuốc tối đa trong nhãn cầu và hạn chế các tác dụng toàn thân của thuốc.
- Các nhóm thuốc thường được dùng tiêm nội nhãn hiện nay là:
+ Nhóm kháng sinh: vancomycin, ceftazidim, amikacin, amphotericin B ...
+ Nhóm chống viêm: dexamethason, triamcinolon...
+ Thuốc chống tăng sinh tân mạch: bevacizumab, pegaptanib, ranibizumab
II. CHỈ ĐỊNH
Điều trị một số bệnh lý nhãn khoa như: viêm bán phần trước, viêm nội nhãn, viêm hắc võng mạc do virus, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, phù hoàng điểm và một số bệnh lý mạch máu võng mạc.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không tiêm nội nhãn khi đang có nhiễm trùng cấp tính tại mắt (trừ tiêm kháng sinh để điều trị viêm nội nhãn).
- Tiền sử dị ứng với các thuốc được tiêm.
- Phụ thuộc vào loại thuốc tiêm nội nhãn, có các chống chỉ định riêng:
+ Chống viêm: glôcôm nhãn áp chưa điều chỉnh.
+ Thuốc chống tăng sinh tân mạch: tiền sử bệnh tim mạch.
- Tiêm nội nhãn gồm tiêm thuốc vào tiền phòng và tiêm thuốc vào buồng dịch kính là phương pháp điều trị một số bệnh nhãn khoa.
- Tiêm nội nhãn giúp đạt nồng độ thuốc tối đa trong nhãn cầu và hạn chế các tác dụng toàn thân của thuốc.
- Các nhóm thuốc thường được dùng tiêm nội nhãn hiện nay là:
+ Nhóm kháng sinh: vancomycin, ceftazidim, amikacin, amphotericin B ...
+ Nhóm chống viêm: dexamethason, triamcinolon...
+ Thuốc chống tăng sinh tân mạch: bevacizumab, pegaptanib, ranibizumab
Theo đó, chống chỉ định tiêm nội nhãn trong các trường hợp sau:
- Không tiêm nội nhãn khi đang có nhiễm trùng cấp tính tại mắt (trừ tiêm kháng sinh để điều trị viêm nội nhãn).
- Tiền sử dị ứng với các thuốc được tiêm.
- Phụ thuộc vào loại thuốc tiêm nội nhãn, có các chống chỉ định riêng:
+ Chống viêm: glôcôm nhãn áp chưa điều chỉnh.
+ Thuốc chống tăng sinh tân mạch: tiền sử bệnh tim mạch.
Tiêm nội nhãn bằng kỹ thuật tiêm thuốc tiền phòng thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêm nội nhãn bằng kỹ thuật tiêm thuốc tiền phòng thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục V Quy trình kỹ thuật Thủ thuật tiêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT TIÊM NỘI NHÃN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Tiến hành
3.1. Kỹ thuật tiêm thuốc tiền phòng
Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê hoặc tê bề mặt hoặc tê dưới kết mạc.
- Sử dụng kim 26 - 27G, xuyên qua giác mạc trong sát rìa củng giác mạc, cách rìa 0,5 đến 1mm, hướng mũi kim song song với bình diện mống mắt để tránh chạm vào mống mắt và thể thủy tinh, bơm thuốc vào tiền phòng.
- Sau khi rút kim ra, có thể dùng tăm bông vô trùng ấn ngay tại vết tiêm để tránh thuốc trào ngược ra ngoài.
Theo đó, kỹ thuật tiêm thuốc tiền phòng như sau:
- Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.
+ Gây tê tại chỗ hoặc gây mê hoặc tê bề mặt hoặc tê dưới kết mạc.
+ Sử dụng kim 26 - 27G, xuyên qua giác mạc trong sát rìa củng giác mạc, cách rìa 0,5 đến 1mm, hướng mũi kim song song với bình diện mống mắt để tránh chạm vào mống mắt và thể thủy tinh, bơm thuốc vào tiền phòng.
+ Sau khi rút kim ra, có thể dùng tăm bông vô trùng ấn ngay tại vết tiêm để tránh thuốc trào ngược ra ngoài.
Sau tiêm nội nhãn bằng kỹ thuật tiêm thuốc tiền phòng thực hiện theo dõi và điều trị bệnh nhân như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật Thủ thuật tiêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT TIÊM NỘI NHÃN
...
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Theo dõi sau tiêm thuốc tiền phòng
- Kiểm tra thị lực và khám trên sinh hiển vi kiểm tra tình trạng tiền phòng, mống mắt, thể thủy tinh.
- Dùng thuốc kháng sinh tra tại chỗ.
- Dặn người bệnh khám lại.
Theo quy định trên, theo dõi sau tiêm thuốc tiền phòng như sau:
- Kiểm tra thị lực và khám trên sinh hiển vi kiểm tra tình trạng tiền phòng, mống mắt, thể thủy tinh.
- Dùng thuốc kháng sinh tra tại chỗ.
- Dặn người bệnh khám lại.
Biến chứng nào có thể xảy ra sau tiêm thuốc tiền phòng?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VII Quy trình kỹ thuật Thủ thuật tiêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT TIÊM NỘI NHÃN
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Biến chứng sau tiêm thuốc tiền phòng
- Xuất huyết tiền phòng.
- Tăng nhãn áp.
- Đục thể thủy tinh.
Theo quy định trên, biến chứng sau tiêm thuốc tiền phòng gồm:
- Xuất huyết tiền phòng.
- Tăng nhãn áp.
- Đục thể thủy tinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?