Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung hay hình thức xử phạt chính?
Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung hay hình thức xử phạt chính?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng như sau:
Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này
Theo quy định thì tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Như vậy, hình thức tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền tịch thu phương tiện vi phạm hành chính?
Theo quy định tại Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b, điểm k khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và điểm c khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có thẩm quyền tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung hay hình thức xử phạt chính? (Hình từ Internet)
Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là gì?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Theo đó, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?