Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội? Câu hỏi của anh H.T.Q từ Hòa Bình.

Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quản lý tại đâu?

Việc quản lý Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 8 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:

Quản lý Quỹ Dự phòng rủi ro
1. Quỹ Dự phòng rủi ro do BHXH Việt Nam trích lập, hạch toán và quản lý tập trung tại BHXH Việt Nam.
2. Hàng năm, BHXH Việt Nam thực hiện tính, trích và mở sổ theo dõi hạch toán các khoản trích lập, thu hồi, chi từ Quỹ Dự phòng rủi ro theo quy định của chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho BHXH Việt Nam.

Như vậy, theo quy định, Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội do bảo hiểm xã hội Việt Nam trích lập, hạch toán và quản lý tập trung tại bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?

Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quản lý tại đâu? (Hình từ Internet)

Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?

Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 7 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:

Trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro
1. Hàng năm, BHXH Việt Nam trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro bằng 2% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định (kể cả số được trích trên số chi trả BHXH do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an nhân dân thực hiện).
2. Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của hai năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định.
3. Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của ba năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định.
4. Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của bốn năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 0,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định. Đến khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.
5. Sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro đến khi số dư Quỹ thấp hơn số trích của bốn năm trước liền kề thì hàng năm trích tiếp Quỹ Dự phòng rủi ro là 0,5 % trên tổng số lệ phí chi trả được tính theo quy định cho đến khi Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.

Như vậy, theo quy định, tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

(1) Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro bằng 2% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định.

(2) Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của hai năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích.

(3) Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của ba năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1% trên tổng số lệ phí chi trả được trích.

(4) Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của bốn năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 0,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích.

Đến khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.

(5) Sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro đến khi số dư Quỹ thấp hơn số trích của bốn năm trước liền kề thì hàng năm trích tiếp Quỹ Dự phòng rủi ro là 0,5 % trên tổng số lệ phí chi trả được tính theo quy định cho đến khi Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.

Ai có thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội?

Thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 5 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:

Thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro để xử lý các khoản tổn thất trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp do nguyên nhân khách quan.

Như vậy, theo quy định, Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro để xử lý các khoản tổn thất trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp do nguyên nhân khách quan.

Quỹ dự phòng rủi ro
Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội trực thuộc cơ quan nào? Đơn vị sự nghiệp công lập nào thuộc Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH từ 01/7/2024 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Tăng lương hưu mới nhất: thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu do ai quyết định theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Pháp luật
Có được tính vào ngày công để đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương làm 2 ngày nghỉ lễ 30 4 và 1 5 không? Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực năm 2025 thế nào? Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội khu vực ra sao?
Pháp luật
Từ 1/7/2025 bỏ lương cơ sở thay bằng mức tham chiếu chưa? Mức tham chiếu đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Pháp luật
Thừa năm đóng bảo hiểm xã hội được tính như thế nào? Chế độ được hưởng khi đóng dư số năm tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đã có Quyết định 1080/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát thanh toán BHXH, BHYT điện tử thuộc BHXH Việt Nam?
Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật CCCD cho BHXH trên VssID chi tiết? Cách cập nhật CCCD trên VssID đơn giản và nhanh chóng?
Pháp luật
Thông báo cập nhật số căn cước công dân đối với người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trước ngày 31 3 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ dự phòng rủi ro
2,814 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào