Thuyền phó hành khách trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ gì? Tàu chở khách nhưng không có thuyền phó hành khách thì ai tiếp nhận khách?
Trên tàu biển Việt Nam có chức danh thuyền phó hành khách hay không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.
Theo quy định trên thì trên tàu biển Việt Nam có chức danh thuyền phó hành khách, tuy nhiên việc bố trí chức danh này sẽ còn tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu.
Thuyền phó hành khách trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Thuyền phó hành khách trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT thì thuyền phó hành khách trên tàu biển Việt Nam chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Thuyền phó hành khách có nhiệm vụ sau đây:
(1) Tổ chức, quản lý bộ phận phục vụ hành khách và đảm nhiệm các công việc liên quan đến vận chuyển hành khách, hành lý trên tàu.
(2) Bảo đảm buồng hành khách, câu lạc bộ, các khu vực nghỉ ngơi, giải trí, nhà bếp, các buồng để dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hành khách, buồng ở của bộ phận phục vụ hành khách luôn luôn ngăn nắp, gọn gàng, sạch, đẹp; trước khi nhận hành khách cùng với bác sỹ tiến hành kiểm tra buồng hành khách.
(3) Tổ chức đón, trả, sắp xếp chỗ ở, phục vụ đời sống về vật chất và tinh thần cho hành khách; bán và kiểm soát vé đi tàu; báo cáo thuyền trưởng về số lượng vé cần bán ở cảng đến.
(4) Tổ chức quản lý tài sản thuộc bộ phận mình phụ trách, lập kế hoạch bổ sung hoặc thay thế dụng cụ, trang thiết bị nhằm bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng.
(5) Thường xuyên kiểm tra theo dõi trật tự, vệ sinh, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ thuộc bộ phận mình phụ trách.
(6) Trước khi tàu nhận hành khách, phải kiểm tra việc đóng các cửa kín nước, chằng buộc và sắp xếp cố định các vật dụng thuộc bộ phận mình quản lý.
(7) Kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc phục vụ hành khách thuộc bộ phận mình phụ trách.
(8) Giám sát việc chế biến các món ăn nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đúng định lượng suất ăn cho hành khách.
(9) Cùng với bác sỹ tổ chức kiểm tra định kỳ về sức khỏe cho thuyền viên thuộc bộ phận mình phụ trách; kịp thời phát hiện và báo cáo thuyền trưởng những trường hợp thuyền viên không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ hành khách.
(10) Thu thập ý kiến của hành khách và báo cáo thuyền trưởng để có biện pháp giải quyết kịp thời.
(11) Lưu giữ chìa khóa dự trữ của các buồng hành khách đúng nơi quy định.
(12) Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản kho tàng, tài sản và đồ dùng phục vụ hành khách.
(13) Lập nội quy cho các bộ phận phục vụ thuộc mình quản lý và phân công nhiệm vụ cho thuyền viên phục vụ hành khách trình thuyền trưởng duyệt. Tổ chức thực hiện nội quy khi đã được thuyền trưởng phê duyệt.
(14) Sau 24 giờ kể từ khi kết thúc chuyến đi, phải trình thuyền trưởng duyệt bản quyết toán thu, chi của bộ phận phục vụ hành khách và nộp báo cáo đó cho chủ tàu.
Tàu chở khách nhưng không có thuyền phó hành khách thì ai có nhiệm vụ tiếp nhận khách?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của đại phó
1. Đại phó là người kế cận thuyền trưởng, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Đại phó có nhiệm vụ sau đây:
...
q) Bảo đảm xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, hàng rời, hàng chở trên boong, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, hàng siêu trọng và các loại hàng hóa đặc biệt khác theo đúng quy định;
r) Tổ chức việc tiếp nhận và phục vụ hành khách đối với tàu chở khách nhưng không bố trí chức danh thuyền phó hành khách;
s) Xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng boong;
t) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập đại phó và huấn luyện, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa cho thuyền viên mới xuống tàu;
u) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.
...
Như vậy trường hợp tàu biển Việt Nam là tàu chở khách nhưng không có thuyền phó hành khách thì đại phó sẽ tổ chức việc tiếp nhận và phục vụ hành khách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?