Thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống có bắt buộc phải có trạm cấp khí không?
- Thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống có bắt buộc phải có trạm cấp khí không?
- Nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống nhưng có trạm cấp khí không an toàn thì thương nhân bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống nhưng có trạm cấp khí không an toàn là bao lâu?
Thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống có bắt buộc phải có trạm cấp khí không?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 87/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 15 Nghị định 17/2020/NĐ-CP về điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí như sau:
Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí
1. Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 05 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng;
c) Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn;
d) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
đ) Có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai.
2. Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này còn phải có trạm cấp khí đáp ứng các điều kiện về an toàn theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
Theo quy định trên, thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống có bắt buộc phải có trạm cấp khí đáp ứng các điều kiện về an toàn theo quy định.
Thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống có bắt buộc phải có trạm cấp khí không? (Hình từ Internet)
Nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống nhưng có trạm cấp khí không an toàn thì thương nhân bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 36 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí như sau:
Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí
...
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí kinh doanh khí qua đường ống mà không có trạm cấp khí đáp ứng các điều kiện về an toàn theo quy định của pháp luật.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này;
...
Căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Theo đó, thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống nhưng có trạm cấp khí không an toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Đồng thời thương nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống nhưng có trạm cấp khí không an toàn là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với thương nhân nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng qua đường ống nhưng có trạm cấp khí không an toàn là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?