Thương nhân là bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa có quyền yêu cầu bên cung ứng cập nhật kịp thời tình trạng hàng hóa hay không?
- Thương nhân được quyền thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa không?
- Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa của thương nhân có bắt buộc phải được lập thành văn bản hay không?
- Thương nhân là bên thuê dịch vụ quá cảnh có quyền yêu cầu bên cung ứng cập nhật kịp thời tình trạng hàng hóa hay không?
- Bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa khi thực hiện hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ gì?
Thương nhân được quyền thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa không?
Căn cứ Điều 249 Luật Thương mại 2005, có thể hiểu dịch vụ quá cảnh hàng hóa đơn giản như sau:
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao.
Theo đó, Điều 250 Luật Thương mại 2005 quy định điều kiện để thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa cụ thể như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ quá cảnh
Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 234 của Luật này.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 234 Luật Thương mại 2005:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
Theo đó, thương nhân có thể kinh doanh dịch vụ quá cảnh trong trường hợp thương nhân đó là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 234 nêu trên.
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa (Hình từ Internet)
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa của thương nhân có bắt buộc phải được lập thành văn bản hay không?
Căn cứ Điều 251 Luật Thương mại 2005 quy định về hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa như sau:
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Có thể thấy, hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa không bắt buộc phải được lập thành văn bản mà có thể được lập theo hình thức khác nhưng đảm bảo phải có giá trị pháp lý tương đương.
Thương nhân là bên thuê dịch vụ quá cảnh có quyền yêu cầu bên cung ứng cập nhật kịp thời tình trạng hàng hóa hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 252 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, khoản 2 Điều này cũng quy định về nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh như sau:
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
b) Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa;
c) Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
d) Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh.
Bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa khi thực hiện hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 253 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa có những quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Quyền:
a) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa;
c) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
d) Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.
(2) Nghĩa vụ:
a) Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
b) Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
c) Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
d) Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
đ) Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?