Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thay đổi dấu nghiệp vụ có cần đăng ký với cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ không?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thay đổi dấu nghiệp vụ có cần đăng ký với cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ không?
- Bộ Công Thương có phải là cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại hay không?
- Thay đổi con dấu nghiệp vụ mà không đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thay đổi dấu nghiệp vụ có cần đăng ký với cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BCT có quy định hồ sơ, trình tự đăng ký thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ như sau:
Hồ sơ, trình tự đăng ký thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ
1. Trường hợp thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ trong chứng thư giám định, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải đăng ký với cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.
2. Trình tự giải quyết và hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thay đổi dấu nghiệp vụ trong chứng thư giám định cần phải đăng ký với cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thay đổi dấu nghiệp vụ có cần đăng ký với cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ không? (Hình từ Internet)
Bộ Công Thương có phải là cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại hay không?
Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2015/TT-BCT, cụ thể như sau:
Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ
1. Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là Sở Công Thương tại nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là Sở Công Thương tại nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.
Theo đó, Sở Công Thương tại nơi thương nhân đăng ký con dấu nghiệp vụ có trách nhiệm báo cáo và phối hợp với Bộ Công Thương trong trường hợp phát sinh vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai.
Thay đổi con dấu nghiệp vụ mà không đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 74 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng con dấu nghiệp vụ trên chứng thư giám định khi chưa đăng ký con dấu đó với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Thay đổi, bổ sung con dấu nghiệp vụ mà không đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không nộp lại con dấu nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ;
d) Thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.
...
Và, theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4.Mức phạt
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân thay đổi con dấu nghiệp vụ mà không đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Đối với tổ chức có hành vi này thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, cá nhân/tổ chức vi phạm quy định này còn có thể bị tịch thu tang vật, đồng thời bịình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?