Thương nhân để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi có cần được công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín không?
Thương nhân để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi có cần được công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín không?
Thương nhân để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi có cần được công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín không, thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2018/TT-BCT như sau:
Tiêu chí xác định thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh
Để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi, thương nhân cần đạt được tiêu chí sau:
1. Thương nhân được Bộ Công Thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; hoặc
2. Thương nhân được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; hoặc
3. Thương nhân đáp ứng các điều kiện dưới đây:
a) Tuân thủ pháp luật: không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh;
b) Lưu trữ hồ sơ: có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) đầy đủ để đảm bảo chứng minh tính xác thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;
c) Kinh nghiệm sử dụng C/O ưu đãi: thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm.
Theo quy định trên thì để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi thì thương nhân phải được Bộ Công Thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hoặc thương nhân được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan hoặc đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Do đó, thương nhân để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi không bắt buộc phải được công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín.
Chế độ Luồng Xanh (Hình từ Internet)
Thời gian cấp C/O ưu đãi cho thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh là bao lâu?
Thời gian cấp C/O ưu đãi cho thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 15/2018/TT-BCT như sau:
Ưu tiên của chế độ Luồng Xanh
1. Ưu tiên về hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi
a) Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được miễn, giảm một số chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp C/O quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP:
- Thương nhân chỉ cần nộp bản giấy chứng từ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;
- Thương nhân được phép nộp bản điện tử chứng từ quy định từ điểm c đến điểm e khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;
- Thương nhân được miễn các chứng từ còn lại từ điểm g đến điểm I khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
2. Ưu tiên về nộp chậm chứng từ
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày cấp C/O đối với các chứng từ được phép nộp chậm theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
3. Ưu tiên về thời gian cấp C/O ưu đãi
Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi đối với trường hợp thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh nộp hồ sơ dưới dạng bản giấy là tối đa 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Ưu tiên về kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất trong quá trình đề nghị cấp C/O ưu đãi.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian cấp C/O ưu đãi cho thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh là tối đa 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan cấp C/O ưu đãi cho thương nhân có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 15/2018/TT-BCT thì cơ quan cấp C/O ưu đãi cho thương nhân có trách nhiệm như sau:
- Triển khai phân luồng, hướng dẫn thương nhân lập hồ sơ đề nghị tham gia thí điểm phân luồng doanh nghiệp trong thủ tục cấp C/O ưu đãi;
- Lập báo cáo định kỳ hàng quý gửi Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) về thực hiện phân luồng tại tổ chức cấp;
- Theo dõi, báo cáo tình hình bất thường trong quá trình cấp C/O ưu đãi và giúp thương nhân nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật;
- Phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ sở sản xuất và xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi báo cáo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) có ý kiến về việc kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân để làm cơ sở cho việc phân luồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?