Thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài có được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công không?
Thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài có được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công không?
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài được quy định tại Điều 49 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
1. Tuân thủ quy định về quản lý hoạt động gia công hàng hóa ở nước ngoài quy định tại Điều 52 Luật Quản lý ngoại thương.
2. Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ của hàng hóa.
3. Được tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hoặc chuyển khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư từ nước thứ ba cho bên nhận gia công để thực hiện hợp đồng gia công.
4. Được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công. Khi kết thúc hợp đồng đặt gia công, được tái nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa.
5. Được bán sản phẩm gia công và máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác và phải nộp thuế theo quy định hiện hành.
6. Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công.
7. Được cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm gia công.
8. Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với sản phẩm gia công nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định, thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài được quyền tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công.
Đồng thời, khi kết thúc hợp đồng đặt gia công, thương nhân cũng được tái nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa.
Bên cạnh đó, thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài còn được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công.
Thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài có được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài có bắt buộc phải được lập thành văn bản không?
Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài được quy định tại Điều 48 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng đặt gia công và thủ tục hải quan
Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài và thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đặt gia công theo quy định tại Điều 39 và Điều 45 Nghị định này.
Đồng thời, căn cứ Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về hợp đồng gia công như sau:
Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
3. Giá gia công.
...
Theo quy định thì hợp đồng đặt gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Như vậy, hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài có thể được lập bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, không bắt buộc phải được lập thành văn bản.
Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài phải có tối thiểu những điều khoản nào?
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài phải có tối thiểu các điều khoản sau đây:
(1) Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công hàng hóa trực tiếp.
(2) Tên, số lượng sản phẩm gia công.
(3) Giá gia công hàng hóa.
(4) Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
(5) Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để thực hiện việc gia công;
Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong việc gia công.
(6) Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ việc gia công hàng hóa (nếu có).
(7) Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công hàng hóa.
(8) Địa điểm và thời gian giao hàng hóa gia công.
(9) Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa gia công.
(10) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?