Thương binh khi làm răng giả có được hưởng trợ cấp không? Mức hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với thương binh làm răng giả có quy định như thế nào?
Thương binh khi làm răng giả có được hưởng trợ cấp không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau:
"Điều 24. Chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
...
5. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này."
Cụ thể theo điểm c khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng:
"Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế;
b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật."
Như vậy, thương binh khi làm răng giả có được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định như trên.
Mức hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với thương binh làm răng giả có quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với thương binh làm răng giả có quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết như sau:
"Điều 7. Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết
1. Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho đối tượng khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mỗi niên hạn 01 lần) hoặc đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Mức hỗ trợ 5.000 đồng/01 km/01 người tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tá gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình, nhưng tối đa là 1.400.000 đồng/người/01 niên hạn."
Theo đó, căn cứ tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định thì chi phí lắp răng giả đối với mỗi răng sẽ là 1.100.000 đồng.
Do đó dẫn chiếu đến trường hợp của bạn: Bố bạn là thương binh hạng 2/4, theo biên bản giám định thương tật khám kết luận gãy răng toàn bộ 2 hàm. Khi làm hồ sơ đề nghị lắp răng giả thì Bệnh viện chỉ định trồng răng giả 2 hàm (30 răng). Tuy nhiên, chỉ được giải quyết 18 triệu là không đúng quy định. Trường hợp này bố bạn sẽ có mức trợ cấp là 33.000.000 đồng đối với 30 răng theo quy định.
Trình tự thủ tục cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối thương binh làm răng giả thực hiện như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định trình tự thủ tục cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình như sau:
"Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm:
a) Căn cứ Sổ quản lý, lập danh sách người có công với cách mạng và thân nhân đến niên hạn được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (sau đây gọi tắt là danh sách, mẫu số 7b-CSSK) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Thực hiện hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn cho đối tượng khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu Sổ quản lý, ra quyết định (mẫu số 7a-CSSK, 7b-CSSK).
Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 05 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm để hoàn thiện theo quy định.
3. Các Trung tâm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ Sổ quản lý kiểm tra, đối chiếu, ra quyết định (mẫu số 7a-CSSK, 7b-CSSK) và gửi danh sách các trường hợp được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình hàng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?