Thuốc bảo vệ thực vật có phải mặt hàng được bình ổn giá không? Thực hiện không đúng những biện pháp bình ổn giá bị phạt bao nhiêu?
Thuốc bảo vệ thực vật có phải mặt hàng được bình ổn giá không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Giá 2012 về hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, cụ thể như sau:
Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:
a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;
b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:
a) Xăng, dầu thành phẩm;
b) Điện;
c) Khí dầu mỏ hóa lỏng;
d) Phân đạm; phân NPK;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
g) Muối ăn;
h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
k) Thóc, gạo tẻ thường;
l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, các hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện bình ổn giá như sau:
- Xăng, dầu thành phẩm;
- Điện;
- Khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Phân đạm; phân NPK;
- Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
- Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
- Muối ăn;
- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
- Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
- Thóc, gạo tẻ thường;
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bình ổn giá.
Thuốc bảo vệ thực vật có phải mặt hàng được bình ổn giá không? Thực hiện không đúng những biện pháp bình ổn giá bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet).
Có thể áp dụng một số biện pháp nào để thực hiện bình ổn giá trong trường hợp mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Giá 2012 về biện pháp bình ổn giá. Theo đó, áp dụng có thời hạn một hoặc một số biện pháp sau để thực hiện bình ổn giá phù hợp với các trường hợp được quy định tại Điều 16 Luật Giá 2012:
- Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
- Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
- Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống.
Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:
+ Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;
+ Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;
+ Viện trợ của nước ngoài;
+ Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá;
- Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;
- Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
- Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;
- Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Luật Giá 2012.
Hành vi thực hiện không đúng những biện pháp bình ổn giá bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá như sau:
Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm báo cáo trong thời hạn dưới 05 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn từ 05 ngày làm việc đến 10 ngày làm việc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này quá 10 ngày làm việc.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trích lập; sử dụng; kết chuyển hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá.
5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trích lập; sử dụng; kết chuyển hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không kết chuyển hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do sử dụng, kết chuyển hoặc hạch toán không đúng Quỹ bình ổn giá theo quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá và Khoản lãi tính trên số dư Quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;
c) Buộc kết chuyển Quỹ bình ổn giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này.
Và, theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP về hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng như sau:
Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm từ Điều 33 đến Điều 40 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
c) Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm khác được quy định trong từng điều, khoản cụ thể tại Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân có hành vi thực hiện không đúng một trong các biện pháp bình ổn giá do cơ quan nhà nước ban hành sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân tương đương từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?