Thuế khoán hộ kinh doanh là gì? Phương pháp tính thuế khoán hộ kinh doanh hiện nay được quy định ra sao?
Thuế khoán hộ kinh doanh là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về thuế khoán hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1, khoản 7 và khoản 9 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các Nghị định quy định liên quan, một số từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. “Hộ kinh doanh” là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
...
7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
...
9. “Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên ta có thể hiểu thuế khoán hộ kinh doanh là số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước mà hộ kinh doanh phải nộp dựa vào phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật quản lý thuế 2019.
Thuế khoán hộ kinh doanh là gì? (Hình từ internet)
Phương pháp tính thuế khoán hộ kinh doanh hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC có quy định về phương pháp tính thuế khoán hộ kinh doanh hiện nay như sau:
- Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì hộ khoán thực hiện nộp thuế theo thông báo.
- Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại điểm b.4, điểm b.5 khoản 4 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
- Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC hộ kinh doanh khai thuế khoán theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 thì nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019.
Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.
4 căn cứ để xác định thuế khoán hộ kinh doanh hiện nay bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định về 4 căn cứ để xác định thuế khoán hộ kinh doanh hiện nay bao gồm:
(1) Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế
(2) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế
(3) Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
(4) Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Cụ thể, Công khai thông tin hộ khoán là việc cơ quan thuế tổ chức công khai và tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ khoán theo quy định. Việc công khai thông tin lần 1 theo khoản 5 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán dự kiến; và công khai thông tin lần 2 theo khoản 9 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán chính thức phải nộp của năm tính thuế.
Đồng thời, việc công khai thông tin bao gồm:
- Niêm yết thông tin bằng giấy tại địa bàn
- Gửi trực tiếp đến hộ khoán
- Gửi trực tiếp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn
- Công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bài tuyên truyền ngày Quốc tế gia đình 15 5? Bài tuyên truyền ngày Quốc tế gia đình 15 tháng 5?
- Đã có Kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh giáo viên TPHCM năm 2025 đúng không? TPHCM công bố kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh giáo viên ra sao?
- Câu hỏi trắc nghiệm về Đội thiếu niên Tiền phong? Bộ câu hỏi về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?
- Bài phát biểu của Tổng phụ trách Đội nhân ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền phong ngày 15 tháng 5?
- Diễu binh Hải Phòng ngày 11 5 2025 lúc mấy giờ tại đâu? Thời gian khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng chi tiết như thế nào?