Thuế đối ứng là gì? Việt Nam hiện nay có bao nhiêu loại thuế nhập khẩu bổ sung? Các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất?
Thuế đối ứng là gì?
>> Bảng mức thuế đối ứng Mỹ 2025 áp dụng cho 185 quốc gia và vùng lãnh thổ?
>> Thặng dư thương mại là gì? Việt Nam định hướng thặng dư thương mại thời kỳ nào?
>> Các loại thuế đối ứng của Việt Nam? Thuế đối ứng của Việt Nam áp thuế lên những hàng hóa nào?
>> Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ là gì?
>> Đã có dự thảo Luật sửa đổi Luật Doanh nghiệp mới nhất 2025
>> Đặc điểm của thuế đối ứng là gì? Thuế đối ứng có phải là thuế nhập khẩu bổ sung?
Hiện nay, quy định pháp luật chưa có quy định định nghĩa cụ thể về thuế đối ứng. Tuy nhiên,
Thuế đối ứng có thể hiểu là một loại thuế nhập khẩu do một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia khác để đáp trả hoặc cân bằng lại chính sách thuế, trợ cấp hoặc các biện pháp thương mại không công bằng từ một quốc gia khác.
Thuế đối ứng cũng có mục đích bảo vệ nền kinh tế trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu của các nước khác, khi các sản phẩm này được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu, gây ra sự cạnh tranh không công bằng và làm tổn hại đến ngành sản xuất nội địa của nước đó.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Thuế đối ứng là gì? Việt Nam hiện nay có bao nhiêu loại thuế nhập khẩu bổ sung? Các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất? (Hình từ Internet)
Việt Nam hiện nay có bao nhiêu loại thuế nhập khẩu bổ sung theo Luật Thuế xuất nhập khẩu?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
6. Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
7. Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì Việt Nam hiện có các loại thuế nhập khẩu bổ sung gồm:
- Thuế chống bán phá giá:
Áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Thuế chống trợ cấp:
Áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Thuế tự vệ:
Áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?
Căn cứ Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm:
- Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.
- Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Lưu ý: Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 quy định 08 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế tại Việt Nam như sau:
(1) Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
(2) Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
(3) Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
(4) Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
(5) Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
(6) Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
(7) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
(8) Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
- Có được đổi màu sơn xe máy không? Nếu được thì hồ sơ và thủ tục đăng ký đổi màu sơn xe máy là gì?
- Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2025?
- Cảm nghĩ của em về ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Nêu cảm nghĩ của em về Đền Hùng? Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về Đền Hùng?
- Người cao tuổi có thể được tổ chức mừng thọ nhiều lần không? Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi bao gồm?