Thuế chống trợ cấp là gì? Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào?

Tôi có thắc mắc là việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào? Để áp dụng thuế chống trợ cấp cần đáp ứng những điều kiện gì? Câu hỏi của chị Thanh Hoa ở Tp. Hồ Chí Minh.

Thuế chống trợ cấp được áp dụng trong trường hợp nào?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 giải thích thì Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì thuế chống trợ cấp là một biện pháp chống trợ cấp.

thuế chống trợ cấp

Thuế chống trợ cấp (Hình từ Internet)

Để áp dụng thuế chống trợ cấp cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp như sau:

Thuế chống trợ cấp
1. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
...

Như vậy, điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp là hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật.

Đồng thời, hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Khi áp dụng thuế chống trợ cấp cần tuân theo những nguyên tắc gì?

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp như sau:

Thuế chống trợ cấp
...
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

Theo quy định trên, nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp như sau:

- Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;

- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;

- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.

Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:

Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
1. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ.
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.
...
4. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước;
b) Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
...

Theo đó, việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

- Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước;

- Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

Thuế chống trợ cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thuế chống trợ cấp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có được thực hiện trước khi tiến hành điều tra không? Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là bao lâu?
Pháp luật
Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Thuế chống trợ cấp được áp dụng khi nào? Thuế chống trợ cấp có thể kéo dài trên 05 năm hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn tính thuế chống trợ cấp hàng nhập khẩu? Nộp thừa thuế chống trợ cấp có được hoàn trả?
Pháp luật
Không áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã thu có được hoàn trả kèm lãi suất không?
Pháp luật
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là bao lâu? Quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Thuế tự vệ có được gia hạn tiếp tục hay không? Còn có những thuế khác nào được quy định theo pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp?
Pháp luật
Có đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa miễn thuế đã thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng hay không?
Pháp luật
Để áp dụng thuế chống trợ cấp cần đáp ứng những điều kiện gì? Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế chống trợ cấp
2,541 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế chống trợ cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế chống trợ cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào