Thực hiện và kiểm tra thực hiện định mức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai?
- Thực hiện đúng định mức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai?
- Kiểm tra việc thực hiện định mức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai?
- Thực hiện vượt định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành có phải là hành vi vi phạm thực hiện định mức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không?
Thực hiện đúng định mức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ như sau:
Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác áp dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và lao động, thời gian lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu cần phải sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ, cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác áp dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và lao động, thời gian lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
Trong quá trình thực hiện, nếu cần phải sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ, cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện định mức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)
Kiểm tra việc thực hiện định mức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ như sau:
Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ tại các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi áp dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ quan, tổ chức.
3. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm quy định về thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ để xảy ra lãng phí phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng, ban hành định mức có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện định mức tại các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi áp dụng định mức.
Cơ quan, tổ chức thực hiện định mức có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ quan, tổ chức.
Thực hiện vượt định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành có phải là hành vi vi phạm thực hiện định mức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ như sau:
Hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Các hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện, kiểm tra định mức, tiêu chuẩn chế độ bao gồm:
a) Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái với nguyên tắc quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Thực hiện vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật hoặc không đạt mục tiêu đã định;
c) Không tổ chức kiểm tra thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; không xử lý hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với trường hợp thực hiện không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
...
Theo đó, thực hiện vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật là một trong những hành vi vi phạm thực hiện định mức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?