Thực hiện sáp nhập trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên từ các trung tâm công lập cấp huyện theo nguyên tắc gì?
Thực hiện sáp nhập trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên từ các trung tâm công lập cấp huyện theo nguyên tắc gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV thì trung tâm công lập cấp huyện gồm:
- Trung tâm dạy nghề;
- Trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
Các trung tâm này có thể được sát nhập thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc sáp nhập
1. Đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và hướng nghiệp của địa phương; đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nghiệp và tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên trên địa bàn cấp huyện.
2. Tăng cường năng lực đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; sử dụng có hiệu quả nhân lực, nguồn lực đầu tư của các trung tâm công lập cấp huyện sau khi sáp nhập.
3. Đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp được thuận lợi và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục, học suốt đời của nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.
4. Đảm bảo quyền lợi của viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm công lập cấp huyện sau khi sáp nhập."
Bên cạnh đó còn phải tuân thủ các yêu cầu tại Điều 4 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV này như sau:
"Điều 4. Yêu cầu sáp nhập
1. Xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự lãnh đạo, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm để triển khai thực hiện quyết định sáp nhập.
2. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cần thiết để triển khai hoạt động sau khi sáp nhập.
3. Có phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan khi sáp nhập."
Thực hiện sáp nhập trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên từ các trung tâm công lập cấp huyện theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Hoạt động của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là gì?
Về hoạt động của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV như sau:
"Điều 11. Hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
Hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thực hiện theo các quy định sau đây:
1. Nội dung hoạt động đào tạo nghề nghiệp ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Nội dung hoạt động giáo dục thường xuyên thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo."
Theo đó gồm có các hoạt động:
- Đào tạo nghề nghiệp ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng
- Hoạt động giáo dục thường xuyên
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Bên cạnh đó còn có thực hiện chương trình giáo dục, được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 44 Luật Giáo dục 2019 như sau:
"Điều 44. Cơ sở giáo dục thường xuyên
...
3. Việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như sau:
a) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này, trừ chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân;
..."
- Theo đó chương trình được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật này gồm:
Chương trình xóa mù chữ;
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
- Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có tư cách pháp nhân hay không?
Tại Điều 8 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV quy định về địa vị pháp lý của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên như sau:
"Điều 8. Địa vị pháp lý của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Thường xuyên
1. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hoạt động theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Luật giáo dục, Thông tư liên tịch này và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Như vậy trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là đơn vị sự nghiệp công lập và có tư cách pháp nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?