Thực hiện lập di chúc đối với phần tài sản chung thì có cần phải được sự đồng ý của các chủ sở hữu còn lại không?
- Thực hiện lập di chúc đối với phần tài sản chung thì có cần phải được sự đồng ý của các chủ sở hữu còn lại không?
- Người lập di chúc đối với phần tài sản riêng của mình trong tài sản chung phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Lập di chúc đối với phần tài sản riêng của mình trong tài sản chung được xem là di chúc hợp pháp khi nào?
Thực hiện lập di chúc đối với phần tài sản chung thì có cần phải được sự đồng ý của các chủ sở hữu còn lại không?
Nếu trong giấy chứng nhận ghi rõ quyền sử dụng đất của A và B tương ứng với diện tích cụ thể thì được hiểu A và B đang sở hữu chung theo phần theo Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015:
Sở hữu chung theo phần
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, mỗi chủ sở hữu chung theo phần đều có quyền định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình. Có thể hiểu, chủ sở hữu chung theo phần không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu còn lại để định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình.
Tuy nhiên, nếu việc định đoạt này là bán tài sản (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) thì theo nguyên tắc ưu tiên tại khoản 3 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 khi bán bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Hiểu đơn giản là khi bán tài sản thì chủ sở hữu chung phải thông báo cho chủ sở hữu chung còn lại để biết các chủ sở hữu chung còn lại có mua phần tài sản này hay không.
Nếu các chủ sở hữu chung còn lại không mua hoặc trong vòng 3 tháng không có động thái gì thể hiện thiện chí muốn mua lại thì chủ sở hữu được quyền bán phần tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác.
Nhưng trường hợp của chị là để di chúc chứ không phải là chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên không cần thiết phải được sự đồng ý của chủ sở hữu chung còn lại tức là B. Tuy nhiên, A vẫn nên thông báo cho B về vấn đề này.
Lập di chúc (Hình từ Internet)
Người lập di chúc đối với phần tài sản riêng của mình trong tài sản chung phải đáp ứng những điều kiện gì?
Người lập di chúc đối với phần tài sản riêng của mình trong tài sản chung phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại 625 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Theo đó, người lập di chúc đối với phần tài sản riêng của mình trong tài sản chung phải đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình:
(2) Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Lập di chúc đối với phần tài sản riêng của mình trong tài sản chung được xem là di chúc hợp pháp khi nào?
Lập di chúc đối với phần tài sản riêng của mình trong tài sản chung được xem là di chúc hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
(1) Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
(2) Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
(3) Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
(4) Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản (1)
(5) Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?