Thực hiện khảo nghiệm tính ổn định giống lúa tối thiểu bao nhiêu vụ và bố trí thí nghiệm khảo nghiệm như thế nào?

Cho tôi hỏi về khảo nghiệm tính ổn định giống lúa. Thực hiện khảo nghiệm tính ổn định giống lúa tối thiểu bao nhiêu vụ và bố trí thí nghiệm khảo nghiệm này như thế nào? Tính ổn định của giống lúa được đánh giá thông qua đâu? Câu hỏi của anh Quốc Hữu tại Bình Phước.

Thực hiện khảo nghiệm tính ổn định giống lúa tối thiểu bao nhiêu vụ và bố trí thí nghiệm khảo nghiệm như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-1:2021 quy định như sau:

Phương pháp khảo nghiệm
5.1 Cách tiến hành
5.1.1 Thời gian khảo nghiệm
Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.
5.1.2 Điểm khảo nghiệm
Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.
5.1.3 Bố trí thí nghiệm
Diện tích ô thí nghiệm cho một giống khảo nghiệm là 30,8 m2 (2 lần nhắc lại). Thí nghiệm bố trí 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại giống khảo nghiệm cấy 10 hàng, giống tương tự cấy 5 hàng. Hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm, mỗi hàng 50 cây. Cấy 1 dảnh mạ/khóm.
Đối với thí nghiệm hàng - bông: chọn ngẫu nhiên 50 bông trong số 100 bông. Mỗi bông cấy 2 hàng (2 lần nhắc lại), hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm, mỗi hàng 25 cây.
...

Theo đó, thực hiện khảo nghiệm tính ổn định giống lúa tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.

Bố trí 1 điểm khảo nghiệm tính ổn định, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.

Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm tính ổn định giống lúa như sau:

- Diện tích ô thí nghiệm cho một giống khảo nghiệm là 30,8 m2 (2 lần nhắc lại). Thí nghiệm bố trí 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại giống khảo nghiệm cấy 10 hàng, giống tương tự cấy 5 hàng. Hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm, mỗi hàng 50 cây. Cấy 1 dảnh mạ/khóm.

- Đối với thí nghiệm hàng - bông: chọn ngẫu nhiên 50 bông trong số 100 bông. Mỗi bông cấy 2 hàng (2 lần nhắc lại), hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm, mỗi hàng 25 cây.

giống lúa

Khảo nghiệm tính ổn định giống lúa (Hình từ Internet)

Tính ổn định của giống lúa được đánh giá thông qua đâu? Phương pháp đánh giá tính ổn định giống lúa như thế nào?

Căn cứ theo tiết 5.2.4 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-1:2021 quy định như sau:

Phương pháp khảo nghiệm
...
5.2 Phương pháp đánh giá
5.2.1 Yêu cầu chung
Các tính trạng được đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa. Các giai đoạn sinh trưởng này được mã hóa bằng số theo quy định tại Phụ lục C. Đánh giá theo dõi các tính trạng đặc trưng theo hướng dẫn tại Phụ lục D.
Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây mẫu hoặc các bộ phận của 20 cây đó cho một lần nhắc lại. Việc quan sát, đánh giá các tính trạng của lá được tiến hành trên lá giáp lá đòng (nếu không có chỉ dẫn khác). Các tính trạng khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.
Tính trạng chính được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo nghiệm, tính trạng bổ sung được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với giống tương tự về các tính trạng chính.
Tính trạng 56, 57, 61, 62, 63, 64, 65 quy định tại Phụ lục A được đánh giá bởi tổ chức thử nghiệm theo 4.1.
...
5.2.4 Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo (đối với giống lúa thuần) hoặc gieo hạt của giống lai đó từ mẫu lưu. Giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ trước đó.

Như vậy, khi đánh giá tính ổn định giống lúa cần đảm bảo những yêu cầu chung được quy định cụ thể trên.

Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.

Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo (đối với giống lúa thuần) hoặc gieo hạt của giống lai đó từ mẫu lưu. Giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ trước đó.

Báo cáo kết quả khảo nghiệm tính ổn định giống lúa cần có những nội dung gì?

Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-1:2021 quy định như sau:

Phương pháp khảo nghiệm
...
5.3 Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo quy định tại Phụ lục E

Tại Phụ lục E ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-1:2021 quy định Báo cáo kết quả khảo nghiệm như sau:

Phụ lục E

Một phần nội dung Phụ lục E

Như vậy, báo cáo kết quả khảo nghiệm tính ổn định giống lúa tham khảo theo quy định tại Phụ lục E nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,284 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào