Thực hiện giao tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ngân sách hỗ trợ như thế nào?
- Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối tài sản trang bị thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ như thế nào?
- Thực hiện giao tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ngân sách hỗ trợ như thế nào?
- Đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm thế nào đối với phần tài sản thuộc về nhà nước của nhiệm vụ ngân sách hỗ trợ?
Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối tài sản trang bị thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ như thế nào?
Tại Điều 18 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định thì:
- Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với phần tài sản tương ứng với phần vốn đóng góp tại nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Còn đối với việc quản lý , sử dụng và xử lý tài sản với nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ được thực hiện theo Hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ. Trong đó phải thể hiện rõ phần quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nước và hình thức xử lý.
Thực hiện giao tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ngân sách hỗ trợ như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện giao tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ngân sách hỗ trợ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc giao tài sản kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ phải được thể hiện trong Hợp đồng ký kết của các đồng sở hữu theo nguyên tắc:
- Giao quyền sở hữu không thu hồi phần kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân chủ trì đối với nhiệm vụ mà Nhà nước hỗ trợ đến 30% tổng số vốn và các chương trình khoa học và công nghệ theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
- Giao quyền sở hữu phần tài sản là kết quả thuộc về Nhà nước cho tổ chức, cá nhân chủ trì trong trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì đồng thời là tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính cho nhiệm vụ đề nghị nhận giao theo hình thức hoàn trả giá trị tài sản là kết quả đối với nhiệm vụ ngân sách hỗ trợ trên 30% tổng số vốn.
Đối với trường hợp tổ chức chủ trì không đồng thời là tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính cho nhiệm vụ thì các đồng sở hữu thỏa thuận theo nguyên tắc giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân chủ trì; tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm hoàn trả giá trị tài sản;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì không có nhu cầu nhận giao quyền sở hữu tài sản thì thực hiện phương án giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác và tổ chức, cá nhân nhận giao quyền sở hữu có trách nhiệm hoàn trả giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Trường hợp không áp dụng được các trường hợp nêu trên thì thực hiện giao quyền sử dụng Phần tài sản thuộc về Nhà nước cho tổ chức, cá nhân chủ trì để tổ chức, cá nhân chủ trì tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Tổ chức, cá nhân chủ trì phải có phương án ứng dụng, thương mại hóa kết quả, phương án phân chia lợi nhuận thu được, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhiệm vụ việc thực hiện ứng dụng, thương mại hóa (kèm theo báo cáo tài chính của tổ chức chủ trì được kiểm toán độc lập);
- Trường hợp trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày được giao tài sản mà tổ chức, cá nhân quy định tại điểm d Khoản này không sử dụng để ứng dụng, thương mại hóa hoặc không gửi báo cáo kết quả thực hiện ứng dụng, thương mại hóa hàng năm (có kèm theo báo cáo tài chính của tổ chức chủ trì được kiểm toán độc lập) hoặc không phân chia lợi nhuận phần quyền sở hữu của Nhà nước khi thương mại hóa thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi phần quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đặc biệt cần gia hạn, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quyết định gia hạn nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ ngày được giao tài sản lần đầu.
Việc chấp hành chế độ báo cáo và hiệu quả ứng dụng, thương mại hóa kết quả là một trong các tiêu chí để xét giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác.
- Cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm về nội dung Hợp đồng ký kết. Trường hợp nội dung xử lý tài sản là kết quả trong hợp đồng đã ký kết không phù hợp với nguyên tắc nêu trên thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản 2 Điều 22 Nghị định 70/2018/NĐ-CP.
Cơ quan, người ký hợp đồng không đúng quy định phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật về tài sản công và pháp luật có liên quan.
Đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm thế nào đối với phần tài sản thuộc về nhà nước của nhiệm vụ ngân sách hỗ trợ?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ ngân sách cấp, đại diện quyền của chủ sở hữu đối với phần tài sản thuộc về nhà nước của nhiệm vụ ngân sách hỗ trợ.
- Phê duyệt phương án xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 23 Nghị định 70/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt phương án xử lý đó. Việc phê duyệt phương án xử lý tài sản của nhiệm vụ ngân sách hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc sử dụng có hiệu quả phần vốn nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?