Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?

Cho tôi hỏi: Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm bao gồm những gì? Có các hình thức thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm nào? Câu hỏi của chị N (TP.HCM)

Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì?

Căn cứ Điều 56 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về mục đích, yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm như sau:

Mục đích, yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm.
2. Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, kịp thời, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán;
c) Phù hợp với từng loại đối tượng được tuyên truyền.

Theo đó, việc thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm.

Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 57 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm như sau:

Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Nguyên nhân, cách nhận biết nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm.
3. Thông tin về các điển hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn; việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, xử lý đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an toàn thực phẩm.

Như vậy, theo quy định, nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm bao gồm:

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Nguyên nhân, cách nhận biết nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm.

- Thông tin về các điển hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn; việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, xử lý đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an toàn thực phẩm.

Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?

Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)

Người tiêu dùng thực phẩm có phải là đối tượng ưu tiên tiếp cận thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm hay không?

Căn cứ Điều 58 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân được quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.
2. Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau đây:
a) Người tiêu dùng thực phẩm;
b) Người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; người dân khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo đó, những đối tượng được ưu tiên tiếp cận thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm bao gồm:

- Người tiêu dùng thực phẩm;

- Người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Người dân khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, người tiêu dùng thực phẩm là đối tượng ưu tiên tiếp cận thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm theo quy định.

Có các hình thức thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm nào?

Căn cứ Điều 59 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác.
5. Thông qua điểm hỏi đáp về an toàn thực phẩm tại các Bộ quản lý ngành.

Như vậy, theo quy định, có các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm sau đây:

(1) Thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.

(2) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

(3) Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

(4) Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác.

(5) Thông qua điểm hỏi đáp về an toàn thực phẩm tại các Bộ quản lý ngành.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Danh mục các nhóm sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế theo Nghị định 15?
Pháp luật
Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam hiện nay theo Thông tư 43? Tải về file word? File PDF?
Pháp luật
Khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2025? Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Bài tuyên truyền Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2025? Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học?
Pháp luật
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 ngày nào? Chủ đề tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025?
Pháp luật
Chế biến thực phẩm là việc xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hay thực phẩm tươi sống? Hành vi bị cấm trong chế biến thực phẩm?
Pháp luật
Thế nào là ô nhiễm thực phẩm và nguy cơ ô nhiễm thực phẩm? Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Thực đơn 7 ngày trong tuần từ ngày 10 3 - 16 3 2025? Lập thực đơn cho cả tuần từ ngày 10 3 - 16 3 2025?
Pháp luật
Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
1,516 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào