Thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có được hỗ trợ kinh phí hay không?
- Thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có được hỗ trợ kinh phí hay không?
- Mức hỗ trợ cho công tác điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
- Hồ sơ và trình tự thực hiện hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có được hỗ trợ kinh phí hay không?
Tại về các nội dung này được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
"Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
...
c) Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
..."
Theo đó các trường hợp phải thực hiện điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì sẽ được hỗ trợ kinh phí trong trường hợp quy định tại Điều 28 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 28. Trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Các trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động là các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; không bao gồm các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước."
Như vậy chỉ thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mức hỗ trợ cho công tác điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
Tại Điều 29 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định mức và thời gian hỗ trợ như sau:
"Điều 29. Mức hỗ trợ kinh phí và thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí chi cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành bao gồm:
a) Công tác phí cho những người tham gia đoàn điều tra;
b) Chi phí thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định;
c) In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không quá 60 ngày, trừ trường hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại có thỏa thuận khác."
Theo đó mức hỗ trợ cho công tác điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 100% cho các khoản:
- Công tác phí cho những người tham gia đoàn điều tra;
- Chi phí thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định;
- In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ và trình tự thực hiện hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Về hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 88/2020/NĐ-CP gồm:
- Văn bản của cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; văn bản thỏa thuận về thời hạn điều tra (nếu có).
- Quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Bản chính chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc điều tra theo quy định của pháp luật.
Về trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 31. Trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Căn cứ vào đề nghị của cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Y tế xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có sự tham gia của đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán kinh phí cần hỗ trợ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để tạm ứng tối đa 80% kinh phí điều tra.
4. Sau khi tiến hành điều tra lại, cơ quan quản lý nhà nước, có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra quy định tại khoản 2 Điều này gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 30 Nghị định này về cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán kinh phí hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?