Thực hiện đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy trình như thế nào?
Công tác đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hướng tới mục đích gì?
Công tác đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hướng tới mục đích được quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực ngày 15/06/2023) như sau:
Mục đích, nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Cung cấp cho Bộ Nội vụ; các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu những thông tin khách quan về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng, Bộ Nội vụ; các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu đề xuất, triển khai các giải pháp đổi mới để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Nội dung đánh giá:
a) Chương trình, tài liệu.
b) Học viên.
c) Giảng viên.
d) Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ. đ) Khóa bồi dưỡng.
e) Hiệu quả sau bồi dưỡng.
Như vậy, công tác đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hướng tới mục đích cung cấp cho Bộ Nội vụ; các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu những thông tin khách quan về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Trước đây, mục đích này được quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2017/TT-BNV (Hết hiệu lực ngày 15/06/2023) như sau:
Mục đích quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Là cơ sở pháp lý để đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được bồi dưỡng.
3. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp cho các cơ quan, tổ chức đánh giá, cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ những thông tin khách quan về thực trạng chất lượng bồi dưỡng. Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, công tác đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hướng tới mục đích:
- Là cơ sở pháp lý để đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được bồi dưỡng.
- Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp cho các cơ quan, tổ chức đánh giá, cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ những thông tin khách quan về thực trạng chất lượng bồi dưỡng.
Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Thực hiện đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy trình như thế nào? (hình từ Internet)
Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực ngày 15/06/2023) như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
b) Học viện Hành chính Quốc gia.
c) Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (sau đây gọi là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng).
d) Học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp (sau đây gọi là cơ sở đào tạo, nghiên cứu).
...
Như vậy, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm:
- Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
- Học viện Hành chính Quốc gia.
- Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (sau đây gọi là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng).
- Học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp (sau đây gọi là cơ sở đào tạo, nghiên cứu).
Trước đây, nội dung này được quy định theo Điều 4 Thông tư 10/2017/TT-BNV (Hết hiệu lực ngày 15/06/2023) như sau:
Cơ quan, tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (gọi tắt là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng).
3. Học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp (gọi tắt là cơ sở đào tạo, nghiên cứu).
4. Cơ quan đánh giá độc lập.
Theo đó, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
- Cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (gọi tắt là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng).
- Học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp (gọi tắt là cơ sở đào tạo, nghiên cứu).
- Cơ quan đánh giá độc lập.
Thực hiện đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy trình như thế nào?
Thực hiện đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy trình tại Điều 27 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực ngày 15/06/2023) như sau:
Thực hiện đánh giá
1. Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu truy cập, đăng nhập và điền các thông tin sau đây vào phần mềm ngay sau ngày học viên hoàn thành thủ tục nhập học.
a) Khóa bồi dưỡng: Tên khóa bồi dưỡng và tên các chuyên đề của khóa bồi dưỡng; thời gian khai giảng và bế giảng.
b) Giảng viên: Họ và tên giảng viên giảng dạy từng chuyên đề của khóa bồi dưỡng, số điện thoại và địa chỉ email; đơn vị công tác, hạng viên chức, ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý (đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu).
c) Học viên: Họ và tên, số điện thoại và địa chỉ email; đơn vị công tác, hạng viên chức, ngạch công chức, chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
2. Bộ Nội vụ gửi thông tin truy cập đến học viên, giảng viên, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu thông qua phần mềm.
3. Vào ngày kế tiếp ngày bế giảng khóa bồi dưỡng, học viên, giảng viên, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu truy cập và thực hiện đánh giá theo hướng dẫn trên phần mềm.
4. Sau 06 tháng trở lên đến tối đa 12 tháng kể từ khi khóa bồi dưỡng kết thúc, Bộ Nội vụ gửi thông tin đề nghị đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đến cựu học viên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thông qua phần mềm.
Theo đó, thực hiện đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy trình như trên.
Trước đây, quy trình đánh giá được quy định theo Điều 14 Thông tư 10/2017/TT-BNV (Hết hiệu lực ngày 15/06/2023) như sau:
Quy trình đánh giá
1. Các bước thực hiện
a) Lập danh sách giảng viên, học viên trực tiếp tham gia chương trình bồi dưỡng, chuẩn bị phiếu đánh giá và đánh số thứ tự phiếu giảng viên, học viên.
b) Phổ biến cho giảng viên, học viên về mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức khảo sát, nội dung đánh giá và trường hợp phiếu không hợp lệ (Phiếu có số lượng chỉ báo không được trả lời chiếm quá 5% tổng số chỉ báo).
c) Thu phiếu đánh giá và kiểm tra thông tin các câu trả lời trên phiếu để bảo đảm các chỉ báo đều có đầy đủ câu trả lời, mỗi chỉ báo chỉ chọn một phương án.
d) Tập hợp toàn bộ phiếu, chuyển phiếu đến bộ phận xử lý phiếu của đơn vị.
...
Theo đó, thực hiện đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy trình như sau:
- Lập danh sách giảng viên, học viên trực tiếp tham gia chương trình bồi dưỡng, chuẩn bị phiếu đánh giá và đánh số thứ tự phiếu giảng viên, học viên.
- Phổ biến cho giảng viên, học viên về mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức khảo sát, nội dung đánh giá và trường hợp phiếu không hợp lệ (Phiếu có số lượng chỉ báo không được trả lời chiếm quá 5% tổng số chỉ báo).
- Thu phiếu đánh giá và kiểm tra thông tin các câu trả lời trên phiếu để bảo đảm các chỉ báo đều có đầy đủ câu trả lời, mỗi chỉ báo chỉ chọn một phương án.
- Tập hợp toàn bộ phiếu, chuyển phiếu đến bộ phận xử lý phiếu của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?